Đái dầm ở trẻ nhỏ và cách điều trị cổ truyền

Đái dầm ở trẻ nhỏ và cách điều trị cổ truyền:

Đái dầm ở trẻ nhỏ và cách điều trị cổ truyền

ĐÁI DẦM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
( Dạ niệu)
 Đái dầm là tình trạng khi ngủ đái ra quần mà không biết. Nguyên nhân do chức năng tạng phủ của cơ thể suy yếu. Thường gặp ở  trẻ nhỏ và một số người cao tuổi, cũng gọi là di niệu. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cũng thường đái dầm nhưng không được tính là đái dầm bệnh lý mà chỉ tính là đái dầm sinh lý.

I.    Nguyên nhân:
Theo Đông y nguyên nhân gây ra bệnh này có quan hệ với Phế, Tỳ, Thận và Bàng quang.
Sự vận hành của nước trong cơ thể theo Lý luận y học cổ truyền liên quan đến ba tạng Tỳ, Phế, Thận:
–    Nước từ ngoài vào cơ thể vào Tỳ, Tỳ vận hóa hấp thu nước đưa lên Phế.
–    Phế tuyên phát và túc giáng, chất thanh thì đưa đi khắp toàn thân dinh dưỡng cho tổ chức, chất đục thì đưa xuống thận.
–    Thận khí hóa bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài.

Đái dầm là sự rối loạn bài tiết nước tiểu nên sẽ liên quan đến ba tạng kể trên và chủ yếu là do khí hóa của Thận và Tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững, sự co bóp của Bàng quang bị rối loạn. Cũng có thể do trong giấc mơ gặp điều kinh sợ tác động đến Thận mà tiểu tiện không biết.
* Nguyên nhân của Đái dầm là do trong khi ngủ cơ co bàng quang thắt lại, niệu quản mở và cơ vòng giãn ra.
II.    Triệu chứng:
  Định nghĩa: Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ.
     Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì là bệnh đái dầm khi:
–    Với trẻ 3-7 tuổi : Đái dầm khi 2 lần/ tháng.
–    Với lớn hơn 7 tuổi: Khi đái dầm 1 lần/ tháng.
Đái dầm ở trẻ nhỏ và cách điều trị cổ truyền 1
Triệu chứng của bệnh:
+ Chủ yếu là đái ra quần và giường trong khi ngủ. Nhẹ thì vài đêm mới tiểu một lần, nặng thì một đêm tiểu vài lần.
+ Thời gian đái dầm thường là vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm và có thể tiếp tục ngủ say.
+ Chứng tiểu dầm lâu ngày, người bệnh thường có sắc mặt trắng xanh hoặc xám tro, tinh thần mệt nhọc, trí nhớ giảm, căng thẳng, tiểu nhiều, tay chân không ấm hoặc biếng ăn, đại tiện bất thường.

III.    Biện chứng luận trị
Theo Đông y, đái dầm do sự rối loạn chức năng của Tỳ, Thận và Bàng quang.
Sách Nội kinh ghi: “ Nước tiểu là dịch của thận” , Tỳ ở trung tiêu chủ khí; Bàng quang chứa đựng và thải nước tiểu ra ngoài.
Nếu bàng quang suy yếu sẽ dẫn đến đái dầm. Vì vậy thật hợp lý khi điều trị vào các kinh Nhâm, Thận, Tỳ.

IV.    Đái dầm ở trẻ nhỏ và cách điều trị cổ truyền:

Đái dầm ở trẻ nhỏ và cách điều trị cổ truyền 2
–    Pháp điều trị: Kiện tỳ, ích phế, bổ thận, cố sáp.
–    Phương điều trị: Đối pháp lập phương
Đẳng sâm             12g                           Tang phiêu tiêu      8g
Hoàng kỳ              12g                           Bạch truật              10g
Trần bì                   8g                            Mộc hương            10g
Cẩu tích                 12g                          Ba kích                   10g
Khiếm thực           12g                          Cam thảo                  6g
Ngày uống 1 thang, chia 2 lần, tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm thêm.      
 –    Châm cứu:
Pháp : Bổ thận, ích khí
Châm: Khi châm cứu dùng các huyệt ở mạch Nhâm, kinh Thận và kinh Tỳ.
+ Huyệt chính: Quan nguyên, Tam âm giao.
+ Huyệt phụ: Thận du thêm Bá hội, Khí hải, Trung cực, Âm lăng tuyền, Thận du, Tỳ du, Túc tam lý, Liệt khuyết.
Cách châm: Cách châm, kích thích vừa hoặc mạnh.
Ý nghĩa của các huyệt:
+ Quan nguyên là huyệt hội của 3 kinh âm và Nhâm mạch, là gốc của nguyên khí và huyệt vận chuyển sinh khí của Tam tiêu;
+ Tam âm giao là huyệt hội của 3 kinh âm, có tác dụng điều hòa chức năng của Tỳ, Thận, Bàng quang vì vậy huyệt Tam âm giao và Quan nguyên có tác dụng điều trị đái dầm do nguyên dương hư.
+ Nhân trung là huyệt tỉnh của mạch Đốc, có thể kiểm soát dương khí toàn thân, vì vậy Nhân trung có thể điều trị đái dầm do suy chức năng bàng quang trong việc chế ngự sự thải nước tiểu. ( Châm cứu lâm chứng thực nghiệm).
   LỜI KHUYÊN:
    Để khắc phục tình trạng đái dầm cần :
–    Đái dầm không phải do lỗi của trẻ, vì thế cha mẹ không nên mắng mỏ, chế giễu hay chê bai trẻ.
–    Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái dầm.
–    Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt.
–    Cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là xem nó như một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh, và không dồn sự chú ý quá nhiều vào trẻ.
–    Khi trẻ đã lớn hoặc người lớn mà đái dầm quá nhiều thì nên lựa chọn một phương pháp trị liệu hợp lý.
–    Y học cổ truyền điều trị các bệnh về tiểu tiện khá có hiệu quả, bạn có thể yên tâm với các phương pháp điều trị ở Phòng khám Đông y Vũ Gia Đường.

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *