Điều trị đau lưng theo y học cổ truyền

Điều trị đau lưng theo y học cổ truyền :
      Đau lưng là một bệnh và triệu chứng thường gặp ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Theo nghiên cứu thì cứ 4 người thì có 3 người bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Tỷ lệ đau lưng là từ 60-85%, đau lưng gặp ở cả nam và nữ , chủ yếu gặp ở trung niên và người già , nhưng hiện nay có khá nhiều người trẻ cũng bị đau lưng. Đau lưng bao gồm hai loại đau lưng cấp và đau lưng mạn. Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Đau kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn được coi là mạn tính.

I.    Định nghĩa : dieu-tri-dau-lung-theo-y-hoc-co-truyen
Đau lưng mạn là trường hợp đau lưng kéo dài trên 3 tháng.
Có thể không lan, lan xuống đùi hoặc lan xuống chân.

II.    Nguyên nhân :
Cơ học: Chấn thương, rách dây chằng, căng cơ, rách đĩa đệm, co cơ cấp tính hoặc mãn tính, hội chứng “lưng mềm”, bệnh thoái hoá đĩa đệm, hẹp ống sống hoặc hẹp lỗ bên, trật đốt sống.
Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống do bệnh vẩy nến và hội chứng Reiter, viêm đĩa đệm vô khuẩn, Gút, viêm khớp dạng thấp.
Nhiễm khuẩn: Áp xe ngoài màng cứng, nhiễm khuẩn đĩa liên đốt, viêm xương – tủy xương, đau cơ thắt lưng liên quan đến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Các bệnh xương có ảnh hưởng đến cột sống: loãng xương có gẫy xẹp đốt sống, nhuyễn xương, bệnh ác tính di căn đến cột sống, bệnh đa u tủy.
Bệnh u nguyên phát cột sống: U biểu mô, u sụn, u máu, u màng tủy, u xơ thần kinh.
Đau thắt lưng do các nguyên nhân nội tạng: Phình bóc tách động mạch chủ, viêm tụy, viêm túi mật, thủng ổ lét dạ dày-hành tá tràng, u lympho, sỏi thận.
Bệnh các cơ quan trong hố chậu:  ung thư đại-trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt.
Đau thắt lưng do viêm cột sống dính khớp: Thường đau vùng cột sống thắt lưng tăng về đêm và sáng sớm, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, đau thắt lưng kèm theo sưng, đau các khớp chi dưới.
Đau lưng do căn nguyên tâm lý, đau thắt lưng do viêm bao gân, cân cơ, viêm xơ lan tỏa
Đau thắt lưng do các nguyên nhân khác: Khối u ác tính di căn xương, ung thư tuyến tiền liệt thường di căn cột sống.
 Có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất là thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm, và thoát vị đĩa đệm.

 III.    Triệu chứng lâm sàng và điều trị
1. Triệu chứng:
* Đau:
–        Khởi phát đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức của cột sống thắt lưng (cúi bê vật nặng, khiêng hoặc vác nặng quá mức, bước hụt, ngã, các tư thế sai lệnh của cột sống …) người bệnh thấy tiếng “ khục” hoặc đau nhói dữ dội ở thắt lưng, làm mất ngay khả năng lao động tạm thời hoặc vài giờ, là biểu hiện đau cấp tính của đĩa đệm và khớp đốt sống.
–        Khởi phát từ từ, đau mạn tính tái phát nhiều lần, lần sau đau tăng lên kéo dài mà không thấy biểu hiện thoái lui, là đau của thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống kết hợp với lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
–        Đau dữ dội buộc bệnh nhân phải nằm yên, không dám cử động vì đau do sự chèn ép của đĩa đệm và khớp đốt sống bị “khóa cứng”.
–        Đau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết đau tăng là đau của thoái hóa, chỉ đau về chiều tối là đau của lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
–        Đau cả ngày lẫn đem mà các biện pháp giảm đau thông thường không có tác dụng là đau của nhiều bệnh kết hợp.

* Các dấu hiệu thực thể của hội chứng cột sống:
1.    Co cứng cạnh cột sống thắt lưng,cơ bên bị co cứng sẽ nổi vồng lên; điểm đau cạnh sống.
2.    Các biến dạng cột sống. Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, ta nhìn vùng thắt lưng theo hướng nghiêng, có thể nhận thấy đánh giá độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống
3.    Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: bệnh nhân cúi ngửa nghiêng phải, nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế.
* Cận lâm sàng:
+ X- quang: hình ảnh hẹp khe khớp đặc xương dưới sun, mọc gai xương.
+ Chụp cộng hưởng từ áp dụng với trường hợp nghi ngờ thoát vị đĩa đệm.
2. Điều trị:
– Thường kết hợp các nhóm: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
–  Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chống lo âu
–  Kéo dãn cột sống, bơi, thể dục nhẹ nhàng. Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc, vận động để tránh gây đau tái phát. Có thể duy trì các nhóm thuốc trên nhưng chú ý sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc.
dieu-tri-dau-lung-theo-y-hoc-co-truyen-1
IV. Đau thắt lưng theo y học cổ truyền
1. Bệnh danh
Đau thắt lưng trong  Đông y gọi là chứng “yêu thống”, đã được người xưa mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Đông y cho rằng thắt lưng là phủ của thận, thận chủ tiên thiên có năng lực làm cho cơ thể cường tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng cho nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.
2. Nguyên nhân
– Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm lấn vào các kinh túc thái dương bàng quang, hoặc do kinh khí của hai kinh trên bị bế tắc, khí huyết không lưu thông.Thông bất thống, thống bất thông.Bệnh lâu ngày sẽ làm hư tổn đến chính khí .
– Do nội nhân: Do chính khí cơ thể bị hư, rối loạn chức năng của các tạng phủ nhất là hai tạng can và thận. Can tàng huyết, can chủ cân có liên quan đến phủ đởm, can hư không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm huyết kém, cân yếu mỏi hoặc co rút. Thận chủ cốt tủy, thận hư xương cốt yếu.
– Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc do bị sang chấn (bị ngã, bị đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vận động .
 3.Triệu chứng:
Bệnh nhân đau lưng, đau âm ỉ kéo dài, đau làm các cơ cạnh sống lưng co cứng, cơ thể mệt mỏi hạn chế tầm vận động, ảnh hưởng đến can thận, thấp lâu ngày hóa hỏa, lúc đó có triệu chứng: đau lưng, ù tai, mỏi gối hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi ăn ngủ kém…
4.Điều trị đau lưng theo y học cổ truyền được trung tâm y học Vũ Gia Đường nghiên cứu và điều trị thành công với nhiều bệnh nhân đã khám và chữa trị tại đây.
– Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc hoặc khu phong, kiện tỳ trừ thấp, bổ can thận, thông kinh lạc.
–    Các phương pháp điều trị :
–    Châm cứu : châm cứu vùng thắt lưng, nếu đau có lan châm xuống cả mông, đùi, và chân, tác dụng : thông kinh lạc giảm đau.
–    Thuốc : các vị thuốc có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp, thông kinh lạc.
–    Tác động cột sống: giảm đau, giãn cơ và cột sống.
–    Xoa bóp bấm huyệt: vùng thắt lưng và chân có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau, vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin.
–    Thủy châm: Vitamin nhóm B và thuốc chống viêm: giúp tăng dẫn truyền thần kinh, giảm các triệu chứng và nhanh hồi phục bệnh.
–    Cấy chỉ : Tác dụng giống như châm cứu nhưng kéo dài hơn.

IV.    Phòng bệnh
Duy trì các tư thế tốt cho cột sống thắt lưng.
Giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách luyện tập thể dục thể dục thể thao : tốt nhất là phương pháp đi bộ, bơi lội, các động tác uốn dẻo, lắc lưng.
Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh các chất kích thích, duy trì cân nặng hợp lý.
 
Lời khuyên : Khi bạn bị đau lưng hãy đến phòng khám y học Vũ Gia Đường để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *