ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

           Mề đay là một loại bệnh dị ứng ngoài da khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên bên ngoài thì trên da xuất hiện những đám sẩn ngứa đỏ rất khó chịu, thường thì ở chân, tay, mặt, có khi ở cả thân mình. Đông y gọi là Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chẩn khối dân gian quen gọi là Mẩn tịt, Phong ngứa. Không những gây ngứa ngáy khó chịu, có nguy cơ nhiễm khuẩn bội nhiễm, mề đay khi xuất hiện ở vùng mặt hay vùng da dễ thấy sẽ làm các bạn gái thiếu tự tin khi giao tiếp.

  1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh:

A, Nguyên nhân theo Tây y

  • Yếu tố cơ địa dị ứng ( nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai như:

+ Thức ăn tanh như cua cá tôm, sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà,…

+ Các loại thuốc( an thần, hạ nhiệt, giảm đau,…)

+ Các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa.

  • Các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hóa chất…
  • Hoặc do yếu tố tinh thần ( bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể gây ra bệnh.

B, Nguyên nhân theo y học cổ truyền:

Thường do phong thấp xâm nhập vào bì phu, cơ nhục, hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da lông gây nên mề đay.

C, Cơ chế sinh bệnh theo Đông y có thể là:

  1. Cảm thụ phong hàn hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến vinh vệ mất điều hòa.
  2. Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất tanh lạnh, ký sinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh.
  3. Bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phong tà xâm nhập gây nên bệnh.
  4. Tình chí nội thương, hai mạch xung nhâm mất sự điều hòa, can thận bất túc, da cơ thiếu dinh dưỡng sinh phong, sinh táo gây ra bệnh.

Như vậy theo Đông y nguyên nhân gây ra bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn bên ngoài kết hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…

  1. Triệu chứng:
  • Trên da nổi từng đám nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết.
  • Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

+ Do phong thấp:

Mề đay màu trắng hoặc hơi hồng.

Thân thể nặng nề, nước tiểu trong hoặc hơi đục.

Rêu lưỡi trắng, nhờn và dày.

+ Do phong nhiệt :

Mề đay màu hồng tươi.

Khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón.

Rêu lưỡi vàng, mạch Phù sác.

  • Điều trị:
  • Biện chứng luận trị : Bản chất của những đám phong chẩn nổi trên mặt da là do can huyết hư sinh phong, can chủ về sơ tiết điều đạt khí huyết trong cơ thể, khi chức năng tạng can bị rối loạn sẽ sinh ra nội phong mà gây ngứa, điều trị bằng hoạt huyết thì huyết hành phong tất diệt.
  • Pháp: Sơ phong, hoạt huyết
  • Phương thuốc:

Đương quy        20g                            Xuyên khung         15g

Bạch thược        10g                            A giao                    10g

Bạch truật          15g                            Liên nhục               10g

Cà gai leo           10g                           Diệp hạ châu            5g

Kim ngân hoa     10g                           Liên kiều                 10g

Ké đầu ngựa        10g                          Phòng phong            10g

Hà thủ ô               15g                          Kê huyết đằng          15g

Sa nhân                 4g                           Đại táo                   3 quả

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

  • Châm cứu : Tác dụng hoạt huyết, trừ phong, giảm mẩn ngứa. Châm Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý. Kích thích vừa mạnh, vê kim liên tục 1-3 phút.
  • Cấy chỉ : Cấy chỉ các huyệt : Khúc trì, Ngoại quan, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý. Cấy chỉ có tác dụng tương tự như châm cứu và kéo dài hơn.
  • Phòng bệnh: kiêng nước, kiêng gió, tìm hiểu nguyên nhân và tránh các nguyên nhân gây ra mề đay, tránh ăn các loại tôm cua cá, ngao sò, tránh các dị nguyên như phấn hoa, côn trùng,…

LỜI KHUYÊN :

Khi bạn bị mày đay hãy đi khám và điều trị sớm.Phương pháp điều trị Tây thường không chữa vào nguyên nhân và dừng thuốc lại tái phát. Vì vậy Y học cổ truyền điều trị bệnh dùng thuốc và các phương pháp điều trị hiệu quả khác chữa vào nguyên nhân bệnh giúp người bệnh khỏi dài lâu. Phòng Khám Đông Y Vũ Gia Đường kết hợp cấy chỉ và uống thuốc Đông y chữa khỏi bệnh ít tái phát.

Tác giả: Bs Vũ Trí Linh- 0906799222

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *