Điều trị sỏi mật như thế nào cho đúng cách?

Điều trị sỏi mật như thế nào cho đúng cách?

dieu-tri-soi-mat-nhu-the-nao-cho-dung-cach
I.    Định nghĩa
     Sỏi thận hình thành bên trong thận. Sỏi thận được hình thành bằng muối khoáng và axit. Sỏi thận có nhiều nguyên nhân. Nhìn chung, sỏi thận hình thành khi nước tiểu trở nên tập trung cô đặc, cho phép các khoáng chất kết tinh và dính lại với nhau.

II.     Cách phát hiện sỏi thận

Sỏi thận có thể có ( đau âm ỉ 1 hoặc 2 bên thắt lưng, đau tăng khi thay đổi tư thế) hoặc không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản – ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:

Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn, đau lan đến vùng bụng dưới và háng. Đau khi tiểu tiện, nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc nâu, buồn nôn và ói mửa, liên tục yêu cầu đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng.
           Tùy theo vị trí mà người ta chia ra làm hai loại:
–    Sỏi đường tiết niệu trên: Gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản.
 Các triệu chứng thường gặp là:
+ Cơn đau quặn thận: xuất hiện đột ngột, sau khi gắng sức, khởi phát ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới, cường độ đau thường mạnh, không có tư thế giảm đau.
+ Triệu chứng kèm theo hay gặp là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. + + Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.
 Một số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng (sỏi thể yên lặng), hoặc chỉ có dấu không rõ ràng như đau ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên.
–    Sỏi đường tiết niệu dưới: Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu láu.
Tiểu tắc giữa dòng, bí tiểu.
           Khi có một trong các dấu hiệu trên thì người bệnh nên đi khám, và các kết quả cận lâm sàng như : X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng, chụp UIV, niệu đồ tĩnh mạch, cắt lớp vi tính sẽ giúp cho chẩn đoán.

III.    Điều trị sỏi mật như thế nào cho đúng cách?
Y học cổ truyền chia làm 3 thể:
1.    Thể khí trệ
–    Triệu chứng : Người bệnh thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau tức vùng hạ vị, đi tiểu khó, nước tiểu màu hồng có máu.
–    Pháp điều trị : lý khí hành trệ , hoạt huyết thông lâm.
–    Bài thuốc cổ phương: Thạch vi tán
Thạch vi     12g                              Mộc thông   8g
Cù mạch      8g                               Hoạt thạch   12g
Phục linh     12g                             Cam thảo       6g
Tang bạch bì 12g                           Chi tử             8g
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, có thể gia thêm một số vị thuốc tùy tình trạng bệnh. Một liệu trình 2-4 tuần sau đó siêu âm hệ tiết niệu kiểm tra lại.
2.    Thể thấp nhiệt
–    Triệu chứng lâm sàng : Người bệnh có thể sốt, bụng và lưng đau nhiều, lan xuống vùng bụng dưới. Đái buốt, đái rắt, đái máu.
–    Pháp điều trị : Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch
–    Bài thuốc cổ phương : Đạo xích tán ( Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Sinh địa   16-30g                     Mộc thông  8-12g
Trúc diệp     12g                      Cam thảo 6g
Ngày dùng 1 thang chia 2 lần.
Nếu đái máu nhiều gia thêm các vị thuốc chỉ huyết: Hoa hòe sao đen, Trắc bá diệp, Ngải diệp sao đen.
Nếu đau nhiều gia thêm các vị chỉ thống như Bạch chỉ, Bạch thược
Tăng cường tác dụng bài thạch gia thêm Kim tiền thảo, Chỉ xác, Kê nội kim…
3.    Thể thận hư
–    Triệu chứng:
+ Thường gặp sỏi tiết niệu ở người cao tuổi, người bệnh đau lưng âm ỉ đã lâu
+ Người mệt mỏi vô lực, hay đau đầu hoa mắt chóng mặt,
+ Bụng có cảm giác đầy chướng
–    Pháp điều trị: Ích khí, bổ thận, thông lâm, bài thạch
–    Bài thuốc cổ phương : Hữu quy ẩm
Thục địa    16g                                          Hoài sơn      8g
Sơn thù       8g                                           Nhục quế     4g
Kỷ tử          12g                                          Đỗ trọng     12g
Phụ tử chế    4g                                          Chích cam thảo 6g
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, 1 liệu trình từ 2-4 tuần sau đó siêu âm để kiểm tra lại.
Tác dụng bài thạch gia thêm Kim tiền thảo, Kê nội kim, Trư linh.
    dieu-tri-soi-mat-nhu-the-nao-cho-dung-cach-1
Lời khuyên : Ngoài trường hợp sỏi to và có chỉ định phẫu thuật, thì việc dùng thuốc đông y cũng là một lựa chọn tốt. Việc sử dụng các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu bài thạch như : Kim tiền thảo, Chỉ xác, Kê nội kim, Hoạt thạch, Bông mã đề, Xa tiền tử, Râu ngô… có tác dụng thu nhỏ kích thước sỏi , lợi tiểu để đưa sỏi ra ngoài có thể chữa bệnh mà không phải can thiệp thủ thuật. Bệnh nhân cần uống nhiều nước,không ăn quá mặn để duy trì sức khỏe tốt và phòng tránh sỏi.
Trung tâm đào tạo y học Vũ Gia Đường luôn có những phương pháp và bài thuốc chữa sỏi mật hiệu quả nhất đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *