Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Đông Y

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Đông Y :

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Đông Y

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh phổ biến hiện nay , và độ tuổi mắc căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Trước đây độ tuổi thường mắc là 40-50 tuổi , nhưng ngày nay thì rất nhiều chị em phụ nữ văn phòng chưa đến 30 đã mắc phải chứng bệnh này. Triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ dễ thấy như: mỏi cổ vai và cánh tay , cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng cũng rất dễ bỏ qua, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Vậy hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này.

ĐỊNH NGHĨA

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

2. NGUYÊN NHÂN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
– Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…), thông thường độ tuổi 40-50 thì các tế bào, tổ chức bắt đầu lão hóa.
– Tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp: như ngồi làm việc lâu ở một tư thế, mang vác nặng, đeo túi sách nặng.

3.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH
3.1. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện rất đa dạng, thường gồm bốn hội chứng chính sau:
Hội chứng cột sống cổ:

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Đông Y 1

+ Đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn; + Triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh

+ Ấn vào cột sống cổ có điểm đau

+ Hạn chế vận động cột sống cổ ở các tư thế: cúi, ngửa, nghiêng, vận động tới biên độ như người bình thường sẽ gây đau.
Hội chứng rễ thần kinh cổ:

+ Tùy theo vị trí rễ tổn thương (ở bên nào hoặc cả hai bên) mà đau từ cổ lan xuống tay bên đó hoặc lan xuống cả hai tay.

+ Có thể đau tại vùng gáy, hoặc vùng quanh khớp vai.

+Đau sâu trong cơ xương, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối; kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay.

+Đau tăng khi vận động cột sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu một tư thế…

+ Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt do thoái hóa chèn ép vào mạch máu và thần kinh, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
Hội chứng động mạch đốt sống:

+ Nhức đầu vùng xương chẩm, thái dương, trán, hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng

+ Có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng, hoặc đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định.
Hội chứng ép tủy : tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà biểu hiện chỉ ở chi trên hoặc cả thân và chi dưới: Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm.
– Biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc…
Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên.

3.2. Cận lâm sàng
– X quang cột sống cổ thường qui với các tư thế
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: phương pháp có giá trị nhất nhằm xác định chính xác vị trí rễ bị chèn ép, vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý khác.
– Chụp CT-scan: Ít chính xác hơn MRI
– Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh

3.3 Chẩn đoán xác định
Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lí thoái hóa cột sống cổ. Chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó:
– Đau tại vùng cột sống cổ và có một hoặc nhiều các triệu chứng thuộc các hội chứng kể trên.
– X quang cột sống cổ có hình ảnh thoái hóa
– Cộng hưởng từ hoặc CT-scan: vị trí, mức độ rễ thần kinh bị chèn ép; nguyên nhân chèn ép: thoát vị đĩa đệm, gai xương…
Lưu ý: Cần khám để loại trừ các bệnh toàn thân khác trước khi đưa ra chẩn đoán Gần đây tình trạng toàn thân không bị thay đổi, không sốt, không có rối loạn chức năng thuộc cơ quan khác (dạ dày, ruột, sản phụ, phế quản-phổi…) không có các biểu hiện đau các vùng cột sống khác.

  1. TIẾN TRIỂN- BIẾN CHỨNG
    – Chèn ép thần kinh gây hội chứng vai cánh tay: đau mỏi tê bì lan xuống hai tay, hạn chế vận động khớp vai
    – Chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt
    – Chèn ép tủy: gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
  2.  ĐIỀU TRỊ
    – Cần phối hợp phương pháp điều trị Đông y, Tây y ,luyện tập, khí công dưỡng sinh, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống cổ, tránh tái phát.

Trung tâm đào tạo y học Vũ Gia Đường chuyên Điều trị thoái h óa cột sống cổ bằng Đông Y đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. : Chúng tôi kết hợp các biện pháp điều trị châm cứu ,xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc:

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Đông Y 3

– Châm cứu các huyệt vùng cổ vai và cánh tay: có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau mỏi, tăng tầm vận động

– Xoa bóp bấm huyệt: Giảm đau mỏi , thông kinh lạc, nhẹ đi tình trạng thoái hóa.

– Dùng thuốc: Thường dùng bài thuốc Quyên tý thang với các vị thuốc có tác dụng bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc

– Thủy châm : tăng dẫn truyền thần kinh, chống viêm giảm đau.

– Cấy chỉ : tác dụng như châm cứu

Theo Tây y:
– Nhóm thuốc giảm đau chống viêm ,thuốc giãn cơ, nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, vật lý trị liệu.

6. PHÒNG BỆNH
– Phát hiện và điều trị sớm các bệnh và dị tật cột sống cổ.
– Tránh các tư thế cột sống cổ bị quá tải do vận động và trọng lượng, tránh các động tác mạnh đột ngột tại cột sống cổ, mang vác nặng, đeo túi xách nặng trên vai, đội vật nặng trên đầu

-Nằm ngủ kê gối thấp, không hút thuốc lá, hạn chế rượu, tăng cường vận động thể dục thể thao, ngồi làm việc đúng tư thế.

-Giữ ấm vùng cổ gáy, nhất là khi thời tiết thay đổi, thời tiết lạnh.

– Cần thực hiện các bài tập vận động vùng cổ, bệnh nhân có công việc ít vận động vùng cổ.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường

BS Linh: 0906.799.222 

Chi tiết xin liên hệ để có phương pháp điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *