HOẮC HƯƠNG

 

HOẮC HƯƠNG

– Bộ phận dùng: cành lá phơi khô của cây hoắc hương; thuộc họ hoa môi.
– Tính vị quy kinh: hơi ấm, cay; quy kinh tỳ, kinh phế, kinh vị.

– Tác dụng: hoá thấp, giải thử, chỉ ẩu (cầm nôn).
– Chỉ định:
+ Chứng thấp trọc nội trệ, trung khí bất vận gây ra bụng căng tức, ăn ít, buồn
nôn, mệt mỏi thì thường dùng cùng thương truật, hậu phác (như bài Bất hoán kim
chính khí tán).
+ Chứng ngoại cảm phong hàn, nội thương sinh lạnh gây nên sợ lạnh, phát
sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn và ỉa lỏng thì thường phối hợp dùng với tử tô, hậu
phác, bán hạ (như bài Hoắc hương chính khí tán).
+ Điều trị bệnh thấp ôn giai đoạn đầu, thấp nhiệt nặng thưởng phối hợp với
hoàng cầm, hoạt thạch, nhân trần (như bài Cam lộ tiêu độc đan).
+ Chứng thấp trọc ứ trệ trung tiêu gây buồn nôn thì thường dùng cùng bán hạ;
nếu thiên về hàn thấp thì phối hợp với đinh hương, bạch đậu khấu; nếu thiên về
thấp nhiệt thì phối hợp với hoàng liên, trúc nhự; nếu có thai mà thấy buồn nôn thì
dùng cùng với sa nhân, tô ngạnh; tỳ vị hư nhược thì dùng cùng với đảng sâm, bạch
truật.
– Liều dùng: 5 – 10g/ngày.
– Tác dụng dược lý: tinh dầu hoắc hương có tác dụng tăng tiết dịch vị dạ dày,
tăng khả năng tiêu hoá, giảm co thắt đường tiêu hoá, phòng tạo mủ và kháng
khuẩn. Ngoài ra thuốc có tác dụng thu liễm chỉ tả, chống giãn vi huyết quản; lá
hoắc hương có tác dụng giải biểu, cành có tác dụng hoà trung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *