HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ
-Tên khoa học: Radix Astragali.
– Tính vị quy kinh: hơi ấm, ngọt, quy kinh tỳ, phế.
– Tác dụng: bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu, lợi niệu tiêu thũng, thác
sang sinh cơ.
-Chỉ định:
+ Tỳ vị khí hư gây hụt hơi, ăn ít, đại tiện lỏng nát, tứ chi mỏi thì thường
dùng phối hợp cùng với bạch truật (như bài Kỳ truật cao); nếu khí hư tương đối
nặng thì thường dùng phối hợp với nhân sâm để tăng cường tác dụng bổ khí
(nhu bài Sâm kỳ cao); nếu khí hư dương nhược gây mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi
thường phối với phụ tử để ích khí ôn dương có biểu (như bài Kỳ phụ thang);
nếu trung tiêu hư hàn gây đau bụng thì thường phối với quế chi, bạch thược,
cam thảo để bổ khí ôn trung (như hoàng kỳ kiến trung thang).
+ Điều trị chứng trung khí hạ hãm gây sa trực tràng, trĩ, sa dạ con, sa dạ
dày… (như bài Bổ trung ích khí thang)
+Điều trị chứng phế khí hư nhược gây ho, khó thở thì thường dùng với tử
uyển, ngũ vị tử; gần đây điều trị viêm phế quản mạn thì thường phối với bách
bộ, địa long.
+ Điều trị biểu hư gây tự ra mồ hôi thì thường dùng phối hợp với bạch
truật, phòng phong (như Ngọc bình phong tán).
+ Điều trị phù thũng do khí hư thủy thấp đình trệ, tiểu tiện ít thì thường
dùng phối hợp với phòng kỷ, bạch truật (như phòng kỷ hoàng kỳ thang).
+Điều trị khí huyết bất túc , mụn nhọt nội hãm thì thường phối hợp với
đương quy, xuyên sơn giáp, tạo giác thích.
– Liều dùng: 10-15g/ ngày, liều cao 30-60g/ngày.
– Chú ý: không dùng trong biểu thực tà thịnh, bên trong có tích trệ, âm hư
dương vượng.
– Tác dụng dược lý: hoàng kỳ có tác dụng tăng cường khả năng miễn
dịch, lợi niệu, chống lão suy, dưỡng can, hạ huyết áp. Thực nghiệm gây viêm
thận, hoàng kỳ có tác dụng tiêu trừ protein niệu, tăng cường bóp cơ tim, ngoài
ra còn có tác dụng kháng khuẩn, ổn địng màng tế bào hồng cầu, nâng cao hàm
lượng C-AMP, tăng cường tái DNA, điều tiết hàm lượng đường máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *