NGŨ BỘI TỬ

NGŨ BỘI TỬ

– Tên khoa học: Galla Chinensis.
– Bộ phận dùng: những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử
Schlechtendalia Chinensis Bell hoặc Melaphis chinensis (Bell) Baker gây ra trên
cuống lá và cành của cây muối Rhus Chinensis Mill; thuộc họ đào lộn hột
(Anacardiaceae).
– Tính vị quy kinh: lạnh, chua, sáp, quy kinh phế, kinh đại trường, kinh thận,
– Tác dụng: liễm phế giáng hỏa, sáp trường chỉ tả, cố tinh, liễm hãn, chỉ
huyết.
– Chỉ định:
+ Điều trị chứng ho do phế hư, hoặc ho có đờm do phế nhiệt: điều trị ho lâu
ngày do phế hư thì thường dùng cùng với ngũ vị tử, anh túc xác; điều trị ho có đờm
do phế nhiệt thì thường dùng cùng với qua lâu, hoàng cầm, tri mẫu.
+ Điều trị chứng tả lỵ thì thường dùng cùng với kha tử, ngũ vị tử.

+ Điều trị chứng di tinh, hoạt tính thì thường dùng cùng long cốt, phục linh
(như bài Ngọc tỏa đan).
+ Điều trị chứng từ hãn, đạo hãn: hòa bột nghiền với nước xoa vào rốn.
+ Điều trị chứng băng huyết thì thường dùng cùng với tông lư thán, huyết dư
thán.
+ Điều trị đại tiện ra huyết, trĩ chảy máu thì thường dùng cùng quỷ hoa, địa
du.
Ngoài ra, ngũ bội tử còn có tác dụng giải độc, tiêu thũng, cầm máu nên dùng
điều trị các chứng sa trực tràng, sa dạ con, mụn nhọt chảy nước: dùng bột hòa
nước xoa ngoài, hoặc dùng nước sắc để rửa tại chỗ.
– Liều dùng: 3 – 9g/ngày.
– Chú ý: cấm dùng khi bị tả lỵ do thấp nhiệt.
– Tác dụng dược lý: ngũ bội tử làm cố định protid tổ chức, tạo thành màng
bảo vệ, ức chế bài tiết do tạo màng ngưng kết ở màng tế bào, làm khô se niêm lắng
đọng protein ở mặt đoạn thần kinh nên có tác dụng gây tê cục bộ nhẹ.
Ngoài ra còn có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,
thương hàn, phó thương hàn, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *