NGƯU TẤT
– Tên khoa học: Radix Achytanthis Bidentatae.
– Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây ngưu tất Achytanthis Bidentatae BI; thuộc
họ rền.
– Tính vị quy kinh: bình, đắng, ngọt, chua; quy kinh can, kinh thận.
– Tác dụng: hoạt huyết thông kinh, bổ can thận, cường cân cốt, lợi niệu thông
lâm, dẫn hoả hạ hành.
– Chi định:
+ Điều trị các chứng ứ huyết trở trệ gây kinh bế, đau bụng kinh, kinh nguyệt
không đều…thì thường dùng cùng với đào nhân, hồng hoa, đương quy.
+ Điều trị chấn thương sưng đau, đau lưng thì thưuofngd dùng cới tục đoạn,
đương quy, nhũ hương, một dược.
+ Điều trị chứng can thận hao hư gây đau lưng, mỏi gối thì thường dùng với
đỗ trọng, tục đoạn, thục địa.
+ Điều trị tý chứng lâu ngày gây đau nhức, tê buốt lưng thì dùng với độc hoạt,
tang ký sinh.
+ Điều trị các chứng nhiệt lâm, huyết lâm, sa lâm thì thường dùng với hoạt
thạch (như bài ngưu tất thang).
+ Điều trị chứng phù thũng, tiểu tiện ít thì thường dùng với sinh đại hoàng,
trạch tả, xa tiền tử (như bài rế sinh thận khí hoàn).
+ Điều trị chứng can dương thượng cang gây đau đầu, hoa mắt, mắt đỏ thì
thường dùng với đại giả thạch, mẫu lệ ( như bài trấn can tức phong thang), nếu vị
hoả thăng bốc gây đau quang răng, miệng lưỡi mọc mụn thì thường dùng với địa
hoàng, thạc cao, tri mẫu (như bài ngọc nữ tiễn); nếu khí hoả thương nghịc, bức
huyết vong hành gây non ra máu, chảy máu cam thì thường dùng với bạch mao
căn, sơn chi, đại giả thạch.
– Liều dùng: 6-15g/ngày
– Chú ý: cấm dùng khi phục nữ ó thai, kinh nguyệt quá nhiều, không dùng khi
tỳ hư tiết tả.
– Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng viêm các khớp và
làm giảm sưng nề; ngoài ra có tác dụng hạ huyết áp, lợi niệu.