BỆNH CAM VÀ THUỐC CAM, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Gần đây, tinh trạng ngộ độc chì do thuốc cam uống hoặc bôi đã khiến dư luận xôn xao và các bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Người giải thích kiểu này, người kết luận kiểu kia, nhưng rốt cuộc có một số vấn đề đặt ra là: nên hiểu bệnh cam và thuốc cam trong y học cổ truyền như thế nào là đúng? Và từ đó để trả lời câu hỏi: phải chăng thuốc cam chân chính nhất định có chưa chì?
- Bệnh cam là gì?
- Bệnh cam còn gọi là cam chứng hay cam tật, là một chứng bệnh do công năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn dẫn đến tinh trạng suy giảm dinh dưỡng mạn tinh, bệnh đa phần xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân tỳ vị thương tổn chủ yếu là do nuôi dưỡng không đúng cách, ăn uống bất hợp lý, bị cảm nhiễm ngoại tà lục dâm, trùng tích hoặc do mắc nhiệt bệnh lâu ngày. Bệnh nguyên tuy nhiều nhưng bệnh biến quan trọng vẫn liên quan đến tỳ vị. Y thư cổ ‘Tiểu nhi dược chứng trực quyết” viết: Cam giai tỳ vị bệnh, vong tân dịch chi sở tác dã ( bệnh cam đều là bệnh tỳ vị, vì mất nhiều tân dịch mà phát bệnh). Từ cam có thể hiểu theo: một là cam ( ngọt), để chỉ trẻ em ăn nhiều chất béo ngọt, khó tiêu dần dần tích lại thành cam; hai cam (khô) ý muốn nói trong chứng cam thường có tinh trạng tân dịch của tỳ vị bị khô cạn. Từ cam không có nghĩa là trong thành phần có cam thảo, cũng không phải thuốc có màu cam như một số người thường nghĩ.
- Theo y học cổ truyền tỳ vị là nguồn sinh hóa, là gốc của hậu thiên. Vị chủ thu nạp đồ ăn thức uống, tỳ chủ vận hóa các chất dinh dưỡng tinh vi, sinh hóa khí huyết, tư dưỡng bách hài. Nếu công năng tỳ vị rối loạn dài ngày, vận hóa suy giảm, đồ ăn thức uống đình trệ, lâu ngày khiến tinh dịch hao tổn, tinh huyết không sinh, khí huyết đều hư mà ảnh hưởng không tốt đến thể hình và lục phủ ngũ tạng. Trên lâm sang thể hiện bằng các chứng như: gầy còm, sắc mặt nhợt, long tóc thưa rụng, chán ăn, bụng ỏng, mông teo, chậm tiêu, đại tiện rối loạn. Bệnh rối loạn lâu nagyf sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát dục củ trẻ, làm suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh khác. Nếu tỳ hư không thống nhiếp huyết hoặc huyết nhiệt vong hành thì có thể xuất huyết ngoài da, nếu tỳ hư thủy thấp đình trệ có thể phù hai chân, nếu âm dương đều hư có thể xuất hiện tinh trạng âm kiệt dương thoát.
- Bởi nguyên nhân gây bệnh cam rất phức tạp, biểu hiện lâm sang hết sức phong phú và không thống nhất nên từ xa xưa đến nay các y gia đã phân chứng bệnh này thành rất nhiều loại như: nhiệt cam, lãnh cam, lãnh cam nhiệt, bộ nhũ cam, hồi cam…, nếu căn cứ theo lâm sang và biến chứng chia ra các loại cam tích, cam hoàng, cam khát, cam lao…
- Tuy nhiên hiên nay chỉ chia làm 2 loại:
+ Do nuôi dưỡng kém hoặc bệnh mạn tinh ảnh hưởng đến tỳ vị gây tích trệ kéo dài.
+ Do tổn thương viêm loét, hoại tử, xuất huyết…
- Thuốc cam là gì?
- Theo y học cổ truyền nguyên tắc chung trong trị liệu bệnh cam là lấy thanh nhiệt tiêu tích, khu trùng trừ cam làm chủ, sau khi bệnh nguyên đã được thanh trừ thì nhất thiết phải điều lý tỳ vị. Tùy theo tinh chất, mức độ, thể bệnh và kinh nghiệm mõi thày thuốc chia 2 hình thức là uống trong và bôi ngoài.
- Thuốc cam uống trong thường dựa vào bài cổ phương gia giảm như Bình vị tán, Sâm linh bạch truật tán, Tiêu cam lý tỳ thang…
- Thuốc cam dùng ngoài như Tích loại tán, Nha cam tán, Ngọc thiền tán…
- Thuốc cam có gây ngộ độc trì không?
- Trong y học cổ truyền có 1 số khoáng vật chứa chì được dùng làm thuốc như duyên đơn, hồng đơn…Trong đó các cổ phương trị liệu bệnh cam cũng như Ngũ bội tử tán… Tuy nhiên các khoáng vật này được dùng với liều rất thấp, bào chế hết sức cẩn thận, chỉ sử dụng dùng ngoài với liệu trình ngắn ngày và luôn được khuyến cáo có độc. Nhưng trên thực tế do thiếu hiểu biết và thiếu thận trọng các lang băm và ngay cả 1 số ít các thày thuốc đông y không được đào tạo chính quy đã dùng khoáng vật nêu trên đơn độc hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác bào chế thành đông dược thành phẩm dưới dạng uống bôi ngoài không có sự kiểm định. Điều đáng nói họ không hiểu về độc tinh của chì và chuộc lợi cho bản thân.