QUẾ CHI
Tiếp tục với vị Quế, #Thầy_Linh xin chia sẻ bài viết về Quế Chi mọi người cùng đọc để xem sự khác biệt giữa 2 vị thuốc Quế chi và Nhục quế thế nào.
Khí vị: vị cay, tính nóng và nhẹ, có độc tính, khí nổi mà đưa lên, là dương dược, đưa vào 2 kinh Tỳ và Bàng quang
Chủ dụng: vị nhạt thể nhẹ, đi lên đầu mặt, chữa chứng đau bụng, giải được chứng lạnh ngoài bì phu, điều hòa vinh vệ cơ biểu, trị tê tay, tê chân, giải tán phong hàn, không có mồ hôi thì làm cho ra mồ hôi, mồ hôi ra nhiều thì làm cầm mồ hôi, đi ngang làm thuốc dẫn kinh cho tay chân, đi thẳng làm thuốc dẫn đạo cho chứng bồn đôn
Nhận xét:
Quế chi khí và vị đều nhẹ, cho nên có khả năng giải nhiệt, tán tà, các chứng thương hàn có mồ hôi thì dùng để giải nhẹ biểu tà, tà hết thì mồ hôi tự hết, chứ chẳng cần phải giữ vững phần biểu để cầm mồ hôi
Trong Bản thảo nói Quế chi phát hãn mà Trọng cảnh chữa bệnh thương hàn lại dùng Quế chi lúc đang có mồ hôi; lại bảo rằng không có mồ hôi thì không được dùng Quế chi, mồ hôi nhiều thì dùng Quế chi cam thảo thang, đó là dùng Quế chi để hãm mồ hôi, một vị thuốc mà dùng 2 cách
Bản thảo nói Quế chi cay ngọt có khả năng thông các mạch làm ra mồ hôi, đó là điều được huyết thì mồ hôi tự ra. Còn Trọng Cảnh nói bệnh Thái dương nóng trong có mồ hôi là phần vinh yếu, phần vệ khỏe, âm đã hư thì phần dương lấn vào cho nên phải dùng Quế chi cho ra mồ hôi, hòa được phần vinh thì phần vệ sẽ tự lợi, tà không còn chỗ dung thân mà mồ hôi tự ra, không phải quế chi có khả năng mở lỗ chân lông thớ thịt để phát hãn. Mồ hôi ra nhiều lại dùng Quế chi là dùng nó để điều hòa vinh vệ thời tà theo mồ hôi bài xuất, mồ hôi mới hết được, chứ không phải quế chi cầm được mồ hôi. Không có Y lý gặp bệnh Thương hàn không có mồ hôi cứ dùng bừa Quế chi là rất sai.
——————————————————
Thầy Linh liên tục mở các lớp hướng dẫn về y học cổ truyền trực tiếp và online.
Liên hệ: thạc sĩ – bác sĩ Vũ Trí Linh 0906799222
Thạc sĩ- bác sĩ Ngô Khuyên 0971287297