SỎI ĐƯỜNG MẬT
- Khái niệm:
- Sỏi đường mật là bệnh tạo sỏi trong hệ thống đường dẫn mật ( bao gồm túi mật và đường dẫn mật), thành phần của sỏi mật như sau:
+ Sỏi cholesterol chiếm 14,8%. Loại sỏi này không cản quang và thường chỉ có một viên, màu vàng sẫm, hình bầu dục hoặc tròn.
+ Sỏi sắc tố mật chiếm 3,2%. Loại sỏi này nhỏ và cứng, co màu xanh hoặc nâu hoặc óng ánh đen, thành phần có sắc tố mật và calcium, kém cản quang.
+ Sỏi hỗn hợp chiếm 52%; thành phần chủ yếu là cholesterol 94%, sắc tố mật 3%, calcium 2%. Loại sỏi này cản quang và thường có nhiều viêm.
+ Sỏi carbonat calcium: sỏi có thể phối hợp hoặc không phối hợp với bilirubin calcique, sỏi có tính cản quang.
- Sỏi túi mật thường là sỏi cholesterol, sỏi đường mật thường là do sắc tố mật gây lên. Bệnh sỏi mật với bệnh viêm đường mật thường có quan hệ nhân quả.
- Lâm sàng:
Triệu chứng lâm sàng của sỏi đường mật phụ thuộc vào kích thước sỏi, tính chất sỏi, vị trí sỏi và các triệu chứng kết hợp khác.
- Sỏi di chuyển ở đường mật: sỏi từ túi mật di chuyển xuống ống túi mật hoặc ống mật chủ luôn gây cảm giác bứt rứt. Do cơ trơn của túi mật hoặc ống mật chủ giãn hay co thắt để tống sỏi nên có thể gây cơn đau quặn gan. Cơn đau quặn gan thường xảy ra sau khi ăn hoặc ăn nhiều chất béo hoặc bị chấn thương vùng bụng. Vị trí đau thường ở mạn sườn hoặc vùng bụng trên. Cơn đau thường dữ dội làm bệnh nhân đứng ngồi không yên, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt trắng bệnh, buồn nôn và nôn. Thời gian cơn đau ngắn, ít khi vượt quá vài giời. Khi sỏi di chuyển lại về túi mật hoặc xuống tá tràng thì hết đau, có lúc do giãn cục bộ đường mật thì đau cùng giảm.
- Sỏi ở túi mật: sỏi ở vị trí này thường không gây cơn đau quặn gan. Do rối loạn bài tiết mật nên cũng gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của tuyến tụy nên bệnh nhân thấy xuất hiện cảm giác đầy tức vùng mạn sườn phải hoặc vùng thượng vị; hoặc thấy nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Nếu kèm theo viêm nhiễm thì có thể xuất hiện sốt, đau vùng hạ sườn phải, ấn điểm túi mật đau, có thể sờ thấy túi mật.
- Sỏi ở ống túi mật: sỏi di chuyển trong ống mật chủ gây tắc mật. Lúc này ngoài triệu chứng đau quặn gan ra, còn thấy vàng da, viêm đường mật. Khi ứ mật ở ống mật chủ có thể gây viêm mủ đường mật, sốt cao, rét run, vàng da, bạch cầu trong máu tăng, huyết áp hạ, có thể rối loạn ngôn ngữ, hôm mê. Khi sỏi di chuyển vị trí hoặc xuống được tá tràng thì vàng da và sốt sẽ giảm.
- Sỏi trong gan: sỏi trong gan thường có màu vàng xanh hoặc dạng sỏi bùn. Trung tâm viên sỏi có thể tìm thấy xác trứng giun. Sỏi có thể thấy ở cả gan trái, phải, có thể gây nhiều viên. Bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như sốt, vàng da, sợ lạnh từng đợt. Chức năng gan có thể bị tổn thương nhưng chức năng túi mật vẫn bình thường. Biến chứng của nó tương đối nguy hiểm: viêm mủ đường mật, áp xe gan, xuất huyết đường mật…
Bệnh sỏi của người phương đông có sự khác biệt so với ngường phương tây về tỷ lệ mắc bệnh, tuổi, giới. Người phương tây thường mắc bệnh sỏi đường mật với tính chất sỏi là cholesterol, còn người phương đông mắc bệnh sỏi thường do sắc tố mật gây nên.
Ở Việt Nam thường gặp là sỏi đường mật chiếm 95% hay viêm đường mật.
- Cận lâm sàng:
- Siêu âm: là phương pháp đầu tiên nên kiểm tra, có thể phát hiện được vị trí của sỏi mật, túi mật có bị giãn không; nói chung phương pháp này tương đối chính xác ( 96%).
- Chụp cản quang đường mật: bằng thuốc uống hoặc tiêm, nếu có sỏi thì sẽ thấy hình ảnh khuyết ở túi mật. Sỏi túi mật thường là sỏi cholesterol nên không cản quang, một số sỏi có thể có calci thì sẽ thấy hình cản quang đậm.
- Nội soi qua đoạn II tá tràng: không nên dung phương pháp này nếu bệnh nhân nghi bị viêm tụy cấp.
- Biến chứng:
- Viêm đường mật.
- Thủng túi mật.
- Xuất huyết đường mật.
- Viêm tụy cấp.
- Áp xe gan.
- Phân biệt:
- Viêm tụy cấp.
- Cơn đau do viêm loét dạ dày- hành tá tràng, cơn đau quặn thận.
- Tắc ruột, lồng ruột.
Mọi chi tiết liên hệ bác sĩ : Vũ Trí Linh- 0906799222