TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
- Thế nào là tràn dịch khớp gối:
Tràn dịch khớp gối là tình trạng tổn thương xảy ra ở khớp gối khiến lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Bệnh tương đối nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng biến dạng khớp, teo cơ, giảm chức năng vận động khớp.
- Nguyên nhân:
- Chấn thương: Một số chấn thương do chơi thể thao quá sức hoặc hoạt động sai tư thế, ngã xe do va đập mạnh, vấp ngã cầu thang, tai nạn lao động làm tổn thương sụn khớp, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, giãn hoặc đứt dây chằng chéo sau, gãy xương…
- Bệnh lý về khớp: Một số bệnh mạn tính kéo dài như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, nang bao hoạt dịch khớp, các bệnh rối loạn về tình trạng đông máu…gây hậu quả xấu là tràn dịch khớp gối.
- Nhiễm khuẩn: Do một số vi khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma, virut, vi nấm.
- Dấu hiệu:
- Triệu chứng đầu tiên của tràn dịch khớp gối là đau khớp. Quan sát hai bên khớp gối, bên khớp tràn dịch sưng to hơn bên khớp gối lành, có thể kèm theo nóng, đỏ. Người bệnh gặp khó khăn trong vận động co duỗi, đi lại.
- Nếu trong trường hợp tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn thì người bệnh có thể có sốt.
- Chụp Xquang có thể thấy các tổn thương như gãy xương, trật khớp hoặc bệnh lý u xương…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phát hiện các tổn thương xương và phần mềm của khớp gối như sụn chêm, dây chằng, gân hay sụn khớp. Các xét nghiệm máu có thể xác định được tình trạng nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…
- Chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối
Để biết được bản thân có mắc bệnh tràn dịch khớp gối hay không, người bệnh cần căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài. Song song với đó, việc tiến hành chụp X-quang và các xét nghiệm sẽ có tác dụng tích cực giúp người bệnh xác định chính xác bệnh tình của mình.
Biểu hiện bên ngoài:
- Khớp gối sưng, nóng, đỏ và đau.
- Một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối được bác sĩ chỉ định như:
- Chụp phim X – quang: Dựa vào hình ảnh xuất hiện trên phim, bác sĩ sẽ xác định được những tổn thương ở vùng khớp gối như gãy xương, trật khớp hoặc một số bệnh lý xương khớp như u xương, thoái hóa khớp, thấp khớp,…
- Xét nghiệm dịch khớp: Việc xét nghiệm được bác sĩ tiến hành bằng cách, bác sĩ lấy một ít chất lỏng trong khớp gối để thực hiện xét nghiệm. Đây là cách để bác sĩ có thể kiểm tra dịch khớp có máu hay không, sự tồn tại của các tinh thể gây bệnh Gout,…
- Xét nghiệm máu: Kết quả của quá trình xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định được các tình trạng nhiễm khuẩn ở khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout,…
Sau khi tiến hành thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ dễ dàng biết được người bệnh có bị tràn dịch khớp gối hay không. Ngoài các phương pháp trên, một số trường hợp, bác sĩ sẽ chọc dịch khớp gối để xét nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này không được bác sĩ khuyến khích thực hiện vì rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Cần làm gì khi khớp gối bị tràn dịch?
Khi nhận thấy khớp gối có dấu hiệu bị tràn dịch, sưng đau, việc chăm sóc ban đầu rất quan trọng, người bệnh và người nhà cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Nghỉ ngơi, hạn chế hoặc ngừng vận động. Vì càng đi lại nhiều, càng gây áp lực cho khớp gối, làm tăng tình trạng tràn dịch, đầu gối thêm sưng to và phù nề.
- Chườm đá lên đầu gối từ 15 đến 20 phút để giảm sưng nề, giảm chảy máu. Đá nên đặt trong khăn ẩm hoặc bọc nilong, tuyệt đối không chườm đá trực tiếp.
- Kê chân cao hơn tim giúp lưu thông máu dễ dàng, giảm sưng.
- Điều trị: điều trị theo phương pháp Y học cổ truyền:
- Xoa bóp, bấm huyệt: có tác dụng giãn cơ, giảm đau, hành khí huyết bị ứ trệ.
- Châm cứu: lưu thông khí huyết, giảm đau.
- Thuốc sắc đông y.
7.Cách phòng ngừa tràn dịch khớp gối
– Để phòng ngừa căn bệnh tràn dịch khớp gối, bạn nên ưu tiên trong việc chăm sóc, bảo vệ sụn khớp để khớp gối luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn nên tránh các vận động thể chất mạnh, hạn chế đứng lên, hay ngồi xuống đột ngột.
– Với những người phải ngồi làm việc lâu trong một tư thế, nên đứng dậy đi lại và thư giãn 10 phút sau khoảng 1,5 giờ làm việc liên tục, để tránh làm tổn thương đầu gối.
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với những bộ môn tốt cho khớp gối như đi bộ, bơi lội, bóng chày, đạp xe,… điều này không những giúp làm tăng quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh, mà còn giúp duy trì cân nặng vừa phải, làm giảm áp lực lên khớp gối, bảo vệ khớp gối trước nguy cơ thoái hóa sớm.
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: nên ăn nhiều rau và chất xơ, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo.
-Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp hay gout.
Kết thúc: lời khuyên những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối hãy đến với địa chỉ tin cậy: phòng khám Đông Y Vũ Gia Đường vì chúng tôi có nhiều phương pháp chữa trị tận gốc mà không để lại tác dụng phụ.