Ý NGHĨ CHỈ SỐ AMH TRONG HIẾM MUỘN

Ý NGHĨ CHỈ SỐ AMH TRONG HIẾM MUỘN

Xét nghiệm này đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá khả năng sinh sản, đặc biệt ở người bị suy buồng trứng sớm. Vậy chỉ số AMH bình thường, thấp và cao có ý nghĩa như thế nào ?

  1. Xét nghiệm AMH là gì ?

AMH (Anti-mullerian Hormone) được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. Lượng AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại.

Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Nồng độ AMH sẽ hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh. Đây là ưu điểm của xét nghiệm AMH so với xét nghiệm FSH trước đây. Do vậy, giúp việc xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng trở nên thuận tiện hơn nhiều cho bệnh nhân. Trước đây, các xét nghiệm đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) phải thực hiện vào đầu chu kỳ kinh (ngày 2-4).

Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản

  1. Chỉ số AMH bình thường, thấp và cao có ý nghĩa như thế nào ?

 

2.1 Chỉ số AMH bình thường

Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml (14,28 – 48,55 pmol/L). Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang

2.2 Chỉ số AMH thấp

Chỉ số AMH thấp khoảng 1,0-1,5 ng/ml cho thấy khả năng dự trữ của buồng trứng bị suy giảm, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn chỉ số AMH < 1ng/ml được xem là thấp và tiên lượng trong hầu hết các trường hợp là rất khó có thai. Vì trứng thu được ít, mà nguy cơ cao không có trứng loại I, nên cơ hội đậu thai vô cùng hiếm.

Nếu chỉ số AMH < 1ng/ml thì rất khó có thai

Nồng độ AMH ở trong máu > 6,8 ng/mL thường gặp ở bệnh nhân bị buồng trứng đa nang và nếu không được điều trị thích hợp thì bệnh nhân cũng sẽ khó có thai. Ngoài ra, nếu kích trứng bằng các loại uống như Clomid, Clostilbegyt, Duinum, Serophene, Profertil, Ovuclon, Ovophene,…thì AMH quá cao sẽ dễ dẫn đến thất bại. Còn trường hợp kích trứng bằng các loại thuốc tiêm, thì khi chỉ số AMH quá cao sẽ rất khó canh liều và dễ xảy ra quá kích buồng trứng.

Xét nghiệm AMH là một xét nghiệm khá mới, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt trước khi thực hiện kích trứng hay thụ tinh trong ống nghiệm. Hiểu rõ về chỉ số này sẽ giúp ước đoán khả năng sinh con và kịp thời đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp nhằm tăng khả năng mang thai.

Theo ý kiến của Ths Bs Vũ Trí Linh có 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh nhân hiếm muộn

  • Khám và tư vấn hiếm muộn bằng y học cổ truyền đa số bệnh nhân mà có chỉ sô AMH cao thường gặp buồng trứng đa nang kèm theo béo bệu, có đàm thấp nhiều, những người bị AMH tăng thường có nhiều ria mép và lông chân mọc nhiều, kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Người mà có AMH thấp đa phần do nội tiết tố thấp cần được uống thuốc trong thời gian từ 3 tháng cho đến 1 năm để có thể có con được.
  • Đối với tây y và đông y chỉ số AMH thấp đều có phương pháp chữa tuy vậy cũng phải dựa vào nhiều yếu tố khác.
  • Do vậy cần phải đến khám cụ thể mới có thể tư vấn được.

Mọi liên hệ: Ths Bs Vũ Trí Linh- 0906799222

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *