Ý NGHĨA TỨ NGHỊCH TÁN GIA VỊ

Ý NGHĨA TỨ NGHỊCH TÁN GIA VỊ

(QUẢN ĐẠO VÀ KINH LẠC HUYẾT MẠCH)

<Hoàng đế Nội kinh > viết: “Kinh mạch giả, nội thuộc vu tạng phủ, ngoại  thuốc vu chi tiết”.

Lại viết: “ Kinh mạch giả, khả dĩ hành huyết khí nhi vinh âm dương nhuận cân cốt, tắc quan tiết giả”.

Một bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi, hay đau đầu gối kèm theo tê tay, hiếp thống được kê bài “Tứ nghịch tán” gia vị:

Sài hồ 12g Bạch thược 12g
Chỉ thực 10g Cam thảo 5g

Gia vị

Xuyên khung 8g Bạch truật sao 12g
Quế chi 6g Kê thỉ đằng 50g
Phục linh 10g Trần bì 12g
Hoàng cầm 8g Hương phụ 12g

Một câu hỏi đặt ra tại sao bài Tứ nghịch tán biến hóa 1 chút liền điều trị được bệnh suy giãn tĩnh mạch chi và các bệnh lý liên quan đến mạch máu? Có thể điều trị được các bệnh tê tay, đau đầu gối, hiếp thỗng?

Nghĩ thông được phương diện này rồi thì chúng ta từ góc độ quản đạo cũng có thể hiểu được cơ thể con người cũng như bệnh tật để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất. Chúng tôi phát hiện tất cả các loại bệnh tật không ngoài đạo lý bất thông và bất vinh tắc thống. Nghiên cứu hai phương diện “thống” và “vinh”, trên lâm sàng khi nghiên cứu các loại bệnh tật tất sẽ thấy điều mới mẻ.

Sau đó chúng tôi quy lại nghiên cứu về <Hoàng đế Nội kinh>, phát hiện kinh lạc, huyết mạch trong cơ thể con người đều là dạng đường ống, bên trong thuộc tạng phủ, bên ngoài lạc với tay chân, các khớp, có thể xử lý được bách bệnh, điều hư thực, quyết sinh tử. Vì vậy có thể nói tất cả các loại bệnh taath có thể từ góc độ mạch máu, kinh lạc mà tìm ra cách điều trị phù hợp.

Ví như bệnh đau khớp gối chính là do khí huyết không thông, không vinh dưỡng được cân cốt. Lại như bệnh tê tay, co gân ở chân cũng là do quản đạo cục bộ bị ứ trệ, huyết mới không thể đến, huyết cũ không thể thu về.

Lại như viêm túi mật, hung hiếp trướng thống, cũng do Can kinh quản đạo ứ trệ gây ra. Càng như bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới do tuần hoàn không được tốt cũng là do vấn đề mạch máu. Thày tôi chỉ vì hai chữ “ quản đạo” ấy mà dùng Tứ nghịch tán gia vị, hồi phục lại sự sơ tiết của Can, bảo trì được sự thông sướng của quản đạo, tất cả bệnh chứng được giả trừ.

Tục ngữ có câu: “ Trị bệnh phải trị từ gốc bệnh, đừng trị hiện tượng bệnh”. Đông y chính là phương pháp y học điều trị đến gốc rễ của bệnh tật, yêu cầu người truyền Đông y phải có cái nhìn thấu đáo, càng cần hơn nữa tinh thần cầu tiến, không câu lệ và bảo thủ.

Sau đó thày tôi lại hỏi mọi người tại sao “quản đạo” lại xảy ra tình trạng bất thông và bất vinh? Tại sao chúng ta lại dùng Tứ nghịch tán sơ Can giáng vị lại có thể sơ thông được quản đạo? Tất cả chúng tôi đều phải từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà lĩnh ngộ ra. Thày tôi khi trị bệnh về kinh lạc, mạch máu thường ví chũng như dòng song, hoặc như ống nước, khơi thông được dòng song, thông được ống nước thì sẽ biết cách làm thế nào để mạch máu kinh lạc được thông sướng.

Tất cả chúng tôi đều thấy rằng một dòng song nếu lâu ngày không được khơi thông làm sạch, không vứt rác thải hút bùn bẩn thì lâu ngày dòng song sẽ càng bị thu hẹp, đê điều sông sẽ ngày càng cao bởi mức nước song sẽ ngày càng dâng cao. Ống nước trong nhà bạn cũng vậy, dùng lâu ngày rồi ngoài ống sẽ bị gỉ sét, bên trong cũng có một lớp bẩn tích lại rất dày. Kết quả chính là lòng ống nước dày lên, khiến thể tích lòng ống thu hẹp lại, lượng nước chảy qua càng ngày càng ít.

Lúc đó chúng tôi phải nghĩ cách làm sao để quản đạo khôi phục lại được trạng thái bình thường, rất đơn giản, làm sạch lòng ống để mở rộng diện tích khoang, dùng nước để tẩy rửa những tích bẩn trong lòng ống. Như vậy quản đạo mới hồi phục trạng thái như thường.

Chúng ta quay lại xem xét lại cơ thể của con người, những quản đạo như kinh lạc, huyết mạch có phức tạp hơn một chút, với chúng là những vật sống, không phải vật chất như tự nhiên, cho nên so ra sẽ có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Tuy nhiên đạo lí vẫn giống nhau.

Chúng ta thử nghĩ xem tại sao cơ thể con người lại có nhiều bệnh tật đau đớn đến vậy? Vì sao mạch máu trong cơ thể con người rơi vào tình trạng bế tắc không thông? Bới vì mạch máu trải qua những năm tháng dài vận hành dinh dưỡng cho các cơ quan, lâu ngày bề mặt có rất nhiều tích tụ lại không được làm sạch sẽ khiến cho lòng huyết quản ngày càng hẹp, mạch máu càng dày thì chức năng sẽ càng ngày càng kém. Như vậy, động mạch bị xơ cứng, tĩnh mạch bị suy giãn, mạch máu ngày càng hẹp, dễ bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, các bệnh hiện đại dần xuất hiện.

Từ góc độ đông y mà nhìn đối với các loại bệnh tật, đầu tiên chúng ta nghĩ đến hình tượng quản đạo, pháp trị tự nhiên rất rõ ràng mà đơn giản. Thể tích lưu thông của quản đạo trở nên chật hẹp, chúng ta cần phải nới rộng nó ra, vậy làm cách nào để nơi rộng quản đạo?

  • Đầu tiên là Sài hồ có thể sơ Can, nhập kinh thiếu dương, chủ về khai phát, có thể phát động huyết quản toàn thân, nếu như phối với Quế chi dẫn đạo huyết mạch, đối với việc nới rộng quản đạo, hiệu quả vô cùng phi thường. Huyết mạch trở nên hẹp tắc sẽ có sự liên quan tới khả năng chống đỡ ngoại lực bị giảm sút. Giống như quả bóng được bơm đầy, thường xuyên mang nó ra sử dụng thì sẽ làm rất nhanh. Nhưng nếu chúng ta quên bơm hơi cho quả bóng, thì nó sẽ càng ngày càng xẹp đi, độ đàn hồi cũng càng ngày càng kém. Từ đó chúng ta có thể nghĩ đến, tại sao hiện nay rất nhiều người xảy ra tình trạng hẹp tắc mạch máu? Bởi vì thường xuyên mệt mỏi, thức khuya, lao lực quá độ, công việc hà khắc, đánh mạt chược, khiến cho tinh khí bị rò rỉ ra ngoài, cũng giống như quả bóng bị rồ hơi vậy. Nếu chúng ta không vít lỗ rò ấy lại thì hơi trong quả bóng không bao giờ được đầy đủ, bệnh tật sẽ không bao giời hồi phục trạng thái như thường được. Vì vậy muốn quản đạo khơi rộng lượng lưu thông tăng lên, điều đầu tiên là không thể đề rò rỉ khí ra ngoài, không thể để cơ thể hư lao quá độ.
  • Điều thứ hai sau khi làm xong điều thứ nhất, chúng ta giúp cho “ quản đạo” được thông sướng, khiến cho những trọc ứ trong quản đạo được khai thông, giống như chúng ta giúp cho “ quản đạo” cạo sạch những thứ dơ bẩn trong lòng ống mạch vậy.
  • Trong Tứ nghịch tán vị thuốc nào có thể đảm đương được chức năng đó? Không còn nghi ngờ gì khác đó chính là vị Chỉ thực. Cổ nhân viết Chỉ thực là vị thuốc: “ lợi thất xung chi khí”.
  • Trong cơ thể phàm nơi nào có tắc trệ như túi mật có bùn, sỏi túi mật, polyp trong trường vị, trĩ sang, nang gan, viêm cổ tử cung, mạch máu bị xơ cứng.
  • Những bệnh tật này tưởng chừng không liên quan đến gì đến nhau, nhưng nếu đặt những bệnh tật này dưới góc độ “ quản đạo” sinh ứ trệ mà xem xét thì đều có thể dùng Chỉ thực. Trong dược tính có nói Chỉ thực có khả năng hòa trung hạ khí vô cùng tốt, có thể trực tiếp đem những gỉ sét trong “ quản đạo” hạ xuống dưới. Vì cổ nhân mới cho rằng Chỉ thực chính là vị thuốc “ lợi thất xung chi khí”.
  • Gỉ sét được thanh xuống rồi thì càn phải để chúng hạ ra ngoài để những chất cặn bã không còn cơ hội lưu lại. Vậy muốn thải ra ngoài phải dựa vào cái gì?
  • Chính là Can Đởm Vị Tràng , này đều thuộc trung tiêu, Trung tiêu là nơi giao nhau của các con đường từ trên xuống dưới trong cơ thể, không thể không thông. Lúc này thày tôi mới dùng hai vị thuốc Xuyên khung phối với Trần bì để điều Can Đởm, Trần bì phối với Kê thử đằng ( dây mơ lông dại) để điều vị tràng, hợp với Chỉ thực để bài xuất tất cả các tích trệ trong cơ thể ra ngoài.
  • Xuyên khung có thể lên trên đầu mắt, đi xuống huyết hải, lại có thể khai kết, không nơi nào không tới.
  • Hương phụ chuyên chữa các bệnh về khí, hạ khí rất mạnh. Những bệnh nhân bị viêm túi mật, sỏi mật đều do chức năng sơ tiết của Can Đởm bị giảm sút, vì thế nên dùng Xuyên khung, Hương phụ trợ Can Đởm sơ thông tà trọc, các chất cặn bã quy về trường phủ.
  • Kê thử đằng. Trần bì một kiện Tỳ một thông Vị, giúp cho bộ máy tiêu hóa trở về trạng thái bình thường. Như vậy những tích cặn sẽ được thu về Tràng Vị, từ đó mà xuất ra ngoài. Quá trình này gọi là trọc âm xuất hạ khiếu.
  • Chúng ta nhìn lại xem ở các thành phố lớn đa số rất sạch sẽ, vì luôn có nhân viên lao công dọn dẹp thu rác thải mỗi ngày, như vậy không khí mới trong lành, cảnh quan mới có thẩm mỹ. Trong cơ thể con người cũng vậy Xuyên khung, Hương phụ, Chỉ thực thượng hành hạ đạt, không đau không đến, như những nhân viên vệ sinh, thu gom những rác thải trong cơ thể con người, sau đó nhờ Trần bì, Kê thử đằng mà truyền tống ra ngoài. Vì thế nên trong phương dùng cho bệnh nhân, thày tôi dùng Kê thử đằng liều lượng lên tơi 50g để tăng tác dụng bài trọc của trường vị, khiến cho trọc khí quy về lục phủ, thông qua hạ khiếu mà bài xuất ra ngoài.
  • Phàm là những loại “quản đạo” tích trệ nghiêm trọng gây tắc sẽ rất dễ sinh ra các loại bệnh như: tâm quý, hoàng đản, tâm hoảng, đau đầu , chóng mặt, thượng tẩu bất lợi. Đới với những loại bệnh này mà nói càng phải ăn ít các thức ăn tanh, mặn mà lên ăn chay. Bởi các thức ăn tanh, mặn đều là những thứ trọc âm, rất dễ gia tăng tình trạng tích trệ của Trường Vị. Mà các đồ ăn chay thuần thì có khả năng hỗ trợ Tràng Vị bài trọc ra ngoài, tẩy rửa Tràng Vị. Đồng thời cần tăng cường vận động, như vậy có thể giúp cho trọc âm bài xuất ra ngoài tốt hơn.
  • Bước thứ 3: những bệnh nhân “ Quan đạo” bị hẹp tắc, tính đàn hồi của “quản đạo” bị suy kém, đều do lâu ngày bị xơ cứng hóa, không được nhu nhuận giống như một cây trồng không được tưới đẩy đủ sẽ khiến cây đó khô cằn không có sức sống, cành lá khô gầy. Vì vậy chúng ta cần phải để cho huyết quản ở trong trạng thái được nhu dưỡng, không nên tức giận, bởi tức giận khiến huyết quản rơi vào trạng thái căng dãn, càng căng dãn càng dẽ đứt, càng khô cứng càng nguy hiểm. Vì vậy các bệnh cao huyết áp, trúng phong, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim đa phần đều do tức giận mà gây ra.
  • Bạn xem những bệnh nhân có mạch huyền thực, bạn thậm chí có thể đoán bệnh nhân đó bình thường hay tức giận như thế nào. Những bệnh nhân này bình thường mạch máu não lúc nào cũng căng như sợi dây thừng, không có đàn hồi, không có độ mền mại, tính tình cũng khó chịu. Họ rất dễ cãi nhau với người khác, dù cho người khác nới với họ những điều có lợi cũng không nghe lọt tai.
  • Vì vậy chữa cho bệnh này chúng ta cần nhu Can hoãn cấp, chớ để cho tang Can ở trong trạng thái căng thẳng. Trong < Đạo đức kinh> có viết, vạn vật thảo mộc lúc mới sinh trưởng đều cần nơi vô cùng ẩm ướt, mà khi chết đi đều là trạng thái khô khan cằn cỗi.
  • Chúng ta biết rằng, Can âm bất túc, tính tình sẽ nóng nảy hay nổi giận, lâu dần tạo thành mạch huyền, dẫn dến mạch máu bị xơ cứng hóa, đẩy nhanh quá trình hư suy của huyết quản. Vì vậy con đường điều trị của chúng ta chính là đưa thủy đến huyết quản, giúp cho tình trạng xơ cứng hóa của huyết quản trở nên nhu mền, mà thỏa mãn được cả hai công năng đó chính là Thược dược Cam thảo Những người bị co quắp gân, chân bị co lại không duỗi được, sau khi dùng Thược dược Cam thảo thang thì chân được thả lỏng, khôi phục trạng thái bình thường.
  • Vì vậy trong bài Tứ nghịch tán có Thược dược, Cam thảo chính là để đem thủy bổ sung cho huyết mạch của cân, khiến cho tình trạng khô cằn xơ hóa của huyết mạch trở nên mền mại nhuận dưỡng. Được sự tư dưỡng của huyết dịch, cân cốt hồi phục lại tính đàn hồi như thường.
  • Xem ra nhìn vào bài Tứ nghịch tán ta thấy một kinh phương chứa đựng rất nhiều lý lẽ thâm sâu. Nếu chỉ đơn giản thấy Tứ nghịch tán dùng để điều trị Can khí uất kết, tứ chi quyết lạnh, như vậy quá xem nhẹ những công dụng của kinh phương rồi sao.
  • Trong phương này thày tôi kê còn có cả Bạch truật, Phục linh (Bạch linh) chủ yếu để gia tăng công năng thăng giáng vận hóa thủy thấp của Tỳ Vị. Hai vị thuốc này cũng là hai vị thượng đẳng hay dùng trong kinh phương để điều trị bệnh lý về Tỳ Vị. Vị chủ về thấp của toàn cơ thể, khi trong cơ nhục cân cốt bên trong không có thủy, mà lại chưa toàn thấp. Cho nên dùng Bạch truật, Phục linh sở dĩ có thể hóa thấp thành tân dịch, đưa đến lục phủ ngũ tạng, cân cơ … để tư nhuận, sau đó lại đem những thủy thấp đàm trọc đó đến Bàng quang để bài xuất ra ngoài.
  • Bạn có thể dùng thêm Dâm dương hoắc, Tiểu cân thảo, một vị bổ Thận dương, Thận âm, trợ khí hóa thủy thấp, tư nhuận các cơ quan, một vị trừ được thủy thấp trong cân cốt toàn thân. Hai vị này phối hợp với nhau rất tốt trong việc điều trị chứng thủy thấp gây ra co quắp cân. Bạn cũng có thể phối hợp dùng Bạch thược, Cam thảo phối hợp. Dương hư thì gia thêm Phụ tử giúp thủy thấp được khí hóa thành tân dịch, bồi bổ tân dịch đến tận các cơ quan. Trong đó ban thân Thược dược lại có công dụng lợi tiểu tiện đem trọc âm bài xuất ra ngoài tạo thành một vòng tuần hoàn thủy dịch thì các chứng co quắp sẽ được giải trừ.
  • Thực ra có rất nhiều bệnh không phải do thủy dịch trong cơ thể bị hư khuyết không đủ để nuôi dưỡng, mà do thủy thấp đến dưỡng cho các cơ quan bị ứ ở bên ngoài, không thể biến thành tân dịch để đến các cơ quan để hoàn thành chức năng tư nhuận được. Giống như việc chúng ta chặt cây trong rừng quá nhiều kết quả nước mưa rơi xuống không giữ được trong đất, bề mặt đất không chắc chắn, một trận mưa to, thủy thấp không ngấm vào đất sâu được mà chảy trôi tuột bề mặt. Vì thế mà biểu hiện các chứng bên ngoài thì nhìn rất nhiều thủy thấp mà bên trong thực ra lại rất khô táo. Đây chính là lý do vì sao bệnh nhân rêu lưỡi trắng mỏng mà miệng lại khô khát. Xem thấy điều đó chúng ta đều biết bệnh nhân này thủy thấp nhiều nhưng không hóa được thành tân dịch, không tư nhuận được các cơ quan nên cơ thể mới xuất hiện tình trạng khát, uống nước vào cũng không vận hóa được. Lúc này chúng ta lên dùng thêm Thương truật, Phục linh để kiện Tỳ trừ thấp, hóa thấp thành tân dịch. Bởi vậy trị thấp phải tìm đến tạng Tỳ, một khi công năng của Tỳ được mạnh mẽ thì những hiện tượng thủy thấp tràn ra ngoài như rêu lưỡi trắng mỏng rất nhanh sẽ được cải thiện, mà cảm giác khát trong miệng cũng tiêu tan.
  • Ví như đê điều không được kiên cố, một trận lũ khiến cho đê bị vỡ, một mặt thì thấy thủy thấp lan tràn, nhưng kỳ thực có nhiều nơi lại rơi vào tình trạng hạn hán, không có nước để dùng. Lúc này chúng ta cần xây lại đê điều cho tốt, khiến cho nước quay về nơi vốn có của nó, nước mà không quay về thì chính là trọc tà, quay về được nơi đáng lẽ phải về thì sẽ thành tân dịch. Những vị thuốc như Thương truật, Bạch truật, Phục linh có thể kiện Tỳ hóa thấp thành tân dịch, tư thủy thấp không sử dụng được biến thành tân dịch đẻ có thể sử dụng. Vì vậy mới có các tên gọi như trừ thấp thánh dược, kiện Tỳ thánh dược, các y gia hiện nay rất hay thích dùng.
  • Cùng một ý như vậy chúng ta thử về hỏi những người có tuổi ở trong nhà xem chân có co quắp đau hay không, bước đi có nặng nề hay không, trong bụng có hay tiếng nước óc ách hay không, buổi sáng thức dậy có phải lưng đau khó cử động hay không, buổi sáng dậy cầm nắm không vững hay không, buổi tối thì đi tiểu nhiều không, mắt có phải có lớp màng che phủ hay không, đầu vào những ngày mưa có cảm giác nặng nề và không được thanh tĩnh không? Bạn hỏi người nhà bạn xem các vấn đề sẽ xẩy ra một loạt, mỗi câu nói của bạn giống như nói đến những điều trong tâm khảm của họ vậy. Những người ấy nhất định sẽ mở to mắt ngạc nhiên đồng thời cười mà giật đầu. Lúc này bạn có thể kê cho họ các phương trừ thấp kiện Tỳ cho họ uống. Các bệnh nhân như đau đầu cùng một loạt các bệnh chứng phức tạp đó sẽ theo tình trạng thấp hóa tân dịch mà biến mất.
  • Một số học sinh sẽ còn nghi ngờ hỏi thẳng phải những trường hợp như co cân, chuột rút là do thiếu Canxi hay sao? Có nên bổ xũng Canxi hay không?
  • Nghe thấy câu hỏi như vậy là có thể biết người này chưa dùng Đông y để trị bệnh.
  • Chúng ta thử nghĩ xem hai loại bệnh nhân nào hay gặp tình trạng bị co quắt nhất? Một bệnh nhân cao tuổi, hai bệnh nhân thể trạng gầy gò giống cây lâu năm vậy, cho dù có bổ thủy, tưới thật nhiều nước cũng không thể hấp thu nổi. Vì thế ở người cao tuổi tiến trình sẽ tùy theo tuổi thọ, âm dương lưỡng hư, cũng giống như mặt trời sau giời ngọ 4- 5 tiếng, mặt trời sẽ khuất núi, chỉ còn dư lại chút nhiệt và ánh sáng nhạt, không còn như thời trẻ như ánh mặt trời ban trưa nữa rồi. Ở những người trẻ tuổi, dương khí còn đủ có thể uống vài cốc bia cơ thể vẫn có thể vận hóa. Dương khí ở người trẻ tuổi giống như mặt trời ở giờ Ngọ vậy thấp trọc một lúc là tiêu tan.

Nhưng ở những người 50- 60 tuổi thậm chí 70- 80 tuổi dương khí đã suy rồi, ăn một chút hoa quả thôi có thể dương khí trong cơ thể cũng không đủ vận hóa, kết quả Tam tiêu giống như ao hồ vậy, toàn là thủy thấp, không thể sử dụng để tư nhuận cơ thể được. Như vậy buổi tối đi ngủ rất dễ mộng thấy những người đã mất hoặc những giác mơ âm hàn, hoặc đến nửa đêm bị co rút cơ mà tỉnh dậy.

  • Đây đều là kết quả của thấp trọc thấp khí không được vận hóa gây ra. Người già vị vậy mà mơ những giác mơ âm hàn. Những thứ để bổ dưỡng cho cơ thể ăn vào cũng không thể vận hóa, càng ăn nhiều thì càng giống như mở cửa mời trộm vậy. Vì thế những người già âm dương lưỡng hư thủy thấp nội đình thì nên cho uống Quế phụ địa hoàng hoàn, nhờ vào Quế chi, Phụ tử để giúp cho Thục địa, Sơn thù, Sơn dược hóa thành âm dịch để bồi bổ cơ thể, cân cốt, cải thiện tình trạng vì thiếu. Lại dùng các vị như Phục linh, Trạch tả, Đan bì khai thông thuỷ đạo, đem trọc âm bài xuất ra ngoài, khiến thủy thấp không lan tràn nữa. Cũng giống như việc trong trang trại, một mặt thì giúp cho ánh mặt trời có thể chiếu xuống nước, mặt khác lại đào mương khơi thông, như vậy thủy thấp có thể khí hóa, vừa có thể tư nhuận, lại vừa có thể thông qua kênh rạch mà nước được chu lưu, không bị tràn cũng không bị tích nước.
  • Cách trị của đông y chính là thiên nhân hợp nhất. Con người và tự nhiên phải tương ứng với nhau, giống như Trang Tử đã nói: “thiên địa và ta cùng sinh, vạn vật và ta chính là một”. Thân thể chúng ta vận hành khí hóa, cùng với sự xoay chuyển biến hoá của trời đất cùng một đạo lý như nhau, chỉ cần thông một khiếu thì bách bệnh tự thông.
  • Chúng ta cùng nghiên cứu loại bệnh nhân thứ hai hay bị co cơ, chuột rút. Chính là những bệnh nhân trẻ trung, họ không thiếu canxi, tại sao lại dẫn đến tình trạng này, loại tình huống này chúng ta cũng thường thấy, chúng ta chỉ cần quan sát kỹ một chút sẽ phát hiện ra. Khi chúng ta vận động mạnh, thời gian dài, mồ hôi sẽ chảy ra như nước vậy, nước trong tế bào không ngừng bị thoát ra ngoài, chúng ta sẽ cảm thấy khát, sẽ uống nước lạnh, đây là một lượng thủy thấp vô cùng lớn, nếu không có đủ dưỡng khí để vận hóa căn bản số nước uống vào này sẽ không vào được đến tế bào. Vì vậy biểu hiện ra ngoài tế bào không ngừng bị mất nước mà thủy thấp cũng không ngừng bị động lại ở bên ngoài tế bào. Do vận động kịch liệt, khí tân lương bị tổn thương dương khí thương tật không thể hóa trị thấp thành tân dịch để tế bào sử dụng. Như vậy cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng thiếu nước mà thủy thấp lại dư thừa, từ đó xuất hiện chứng trạng co quắp, chuột rút cơ. Không nói đến canxi đưa vào cơ thể sẽ không sử dụng được mà các chất bổ đưa vào cũng cùng một tình trạng tương tự.
  • Lúc này chúng ta từ góc độ âm dương mà dùng dược. Mất tân dịch thiếu chúng ta dùng Thược dược cam thảo thang, giúp nhu cân hoãn cấp, đồng thời bổ cho phần tân dịch đã bị mất. Mặt khác dùng Phụ tử hoặc Bạch truật, Phục linh trợ dương hóa khí, giúp Tỳ Vị kiện vận, đem thủy thấp biến thành tân dịch, cơ thể có thể sử dụng được chính là nói chúng ta dùng các thuốc ôn dược hoá khí để phục hồi lại công năng của cơ thể mới là trị được gốc bệnh tật. Bởi vì công năng khí hóa của cơ thể hồi phục rồi, tế bào mới nhận được tân dịch nuôi dưỡng, không có lửa điểm dư thừa nào cả. Đồng thời cơ thể dù ăn rất ít nhưng vẫn có thể hấp thu được dinh dưỡng từ những đồ ăn đó. Đây chính là lý do những người tu đạo thường nhịn ăn, quá nửa ngày không ăn, đồ ăn họ ăn rất ít những tinh lực vẫn thịnh vượng, làm việc rất nhiều, tuổi thọ lại dài. Bởi công năng khí hóa trong cơ thể họ vô cùng tốt, nội ngoại đều thấu suất, thủy thấp biến thành tân dịch, căn bản không có chút dư thừa nào. Không giống như những người kinh lạc tắc trở, dương khí không đủ, mỗi ngày đều ăn uống rất nhiều các đồ bổ dưỡng, mà vẫn bị co cơ, loãng xương.
  • Có thể nói cơ thể con người không nhất thiết là cứ phải thiếu cái gì, mà rất nhiều thứ đều do dương khí của cơ thể không thể khí hóa được gây ra bệnh. Chúng ta không thể đi từ những thứ hữu hình để chăm chăm xem thiếu thứ gì bổ thứ đó mà phải nhìn nhận từ những thứ vô hình từ khí cơ chuyển biến của cơ thể. Phải nghĩ vì sao có một số người chỉ ăn uống những thứ không lấy gì là bổ dưỡng mà vẫn làm việc rất khỏe mạnh mà lại có một số người ngày ngày ăn sơn hào hải vị bổ tới bổ lui, thân thể lại càng ngày càng suy nhược.
  • Vì thế thầy tôi thường nói thô thủ hình, thượng thủ thân. Chớ có câu lệ vào những vật chất có hình mà suy luận ra bệnh tật, mà phải dựa vào khí cơ vô hình mà luận, giúp chúng khôi phục lại trạng thái như thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *