XÀ SÀNG VỊ THUỐC QUÝ TRONG NAM HỌC

XÀ SÀNG VỊ THUỐC QUÝ TRONG NAM HỌC

  1. Xà sàng
    Xà sàng có tên khoa học là Cnidium monneieri (L.) Cuss., thuộc họ
    Hoa tán Người ta thường dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng, có những đặc điểm như sau:
    1.1. Mô tả cây
    Cây Xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4 – 1m. Thân có vạch dọc. Lá hai
    lần xẻ lông chim, chiều rộng của thùy 1 – 1,5mm. Cuống lá dài 4 – 8 cm. Có bé lá ngắn. Hoa mọc thành tán kép. Cuống hoa dài 7 – 12 cm, dài hơn lá. Quả dài 2 – 5 mm, có dìa mỏng.
    1.2. Phân bố, thu hái và chế biến
    Mọc hoang ở những nơi đất trống ở nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến
    tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả. Loại bỏ tạp chất. Phơi lần nữa cho thật khô là được.
    1.3. Thành phần hóa học

Nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cho thấy nhóm hợp chất trong cây Xà sàng (Cnidium monnieri) bao gồm:

  • Các coumarin và furanocoumarin: gồm osthol là thành phần chính, imperatorin, xanthotoxin (methosalen), isopimpinellin, bergapten và cnidilin.
  • Các tetramethylpirazin.
  • Các secquiterpen: torilin, torilolon và 1-hydoxytorilin.
  • Các hợp chất chromon như umtatin, cnidimol và karentin.
  • Các terpenoid như α-pinen, camphen và limonen.
  • Tại phòng Dược liệu trường Đại Học Y Học Cổ Truyền Phúc Kiến, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu của Lei Liu đã chiết xuất và định lượng các thành phần hóa học của quả Xà sàng được thu thập ở khu vực tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với các lần chiết khác nhau cho kết quả định lượng như sau: osthol 0,91 – 2,467%; imperatorin: 0,014 – 0,877%; bergapten 0,030 – 0,168%; isopimpinelin: 0,074 – 0,287%; xanthotoxin 0,023 – 0,181%.
  • Nghiên cứu của Dien PH và cs năm 2012 về các thành phần chính từ quả Xà sàng ở Việt Nam cho thấy: Từ dịch chiết ethyl acetat của quả Xà sàng, nhóm nghiên cứu tinh chiết được 3 loại furanocoumarin là osthol, xanthotoxin, imperatorin và 1 sterol là daucosterol.
  • Thành phần chính trong quả Xà sàng là osthol. Osthol là một hợp chất được phân lập từ thiên nhiên, có tên khoa học là 7-methoxy-8-isopentenyl coumarin, là chất rắn màu trắng, có công thức phân tử C15H16O3, khối lượng phân tử 244,29; điểm nóng chảy 83 – 840C.
  • Trong thiên nhiên, osthol được tìm thấy là thành phần chính trong quả Xà sàng (Cnidium monnieri) và một số loài thực vật khác như Imperatoria ostruthium, Peucedanum hispanicum, Seseli siribicum, Angelica pubescens.
    4. Công dụng và liều dùng
  • Trích đoạn Y văn cổ: “Xà sàng có tác dụng trị đàn ông liệt dương, giúp dễ sinh con (lệnh nhân hữu tử); trị nam giới đau nhức vùng thắt lưng (khử nam tử yêu đông), dục nam tử âm, tính năng ích dương có thể làm khỏi bệnh lại thêm bồi bổ cơ thể”.
  • Theo Đỗ Tất Lợi, quả Xà sàng có vị cay đắng, tính bình, hơi có độc, vào 2 kinh thận và tam tiêu. Tác dụng cường dương, ích thận, khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới. Liều dùng 4 đến 12 g dưới dạng thuốc sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
  • Một số bài thuốc phối hợp quả Xà sàng với các dược liệu khác để trị nam liệt dương:

Tam tử hoàn: Xà sàng tử, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử lượng bằng nhau, làm hoàn mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.

Xà sàng tử 10g, Dâm dương hoắc 8g, Sơn thù 10g, Tiểu hồi hương 2g, nước 600ml sắc thành 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Các nghiên cứu về quả Xà sàng

2.1. Các nghiên cứu liên quan đến chức năng sinh dục và khả năng sinh sản

Nghiên cứu in vitro của James Chen và cs. năm 2000 đánh giá tác dụng của osthol trên cơ trơn thể hang của chuột cống trắng cô lập. Kết quả cho thấy osthol có tác dụng làm giãn cơ trơn thể hang, có thể do cơ chế làm tăng giải phóng nitric oxid từ nội mạc hoặc do ức chế phosphodiesterase.
– Nghiên cứu của Yuan J. và cs năm 2004 đánh giá tác dụng của osthol trên nồng độ androgen và hoạt độ NOS trên chuột cống đực non thiến cho thấy osthol làm tăng nồng độ testosteron, LH, FSH và hoạt độ NOS.

Nghiên cứu của Xie Jin-xian năm 2007 đánh giá ảnh hưởng của osthol trên nồng độ androgen và receptor androgen ở tinh hoàn của chuột nhắt trắng gây rối loạn sinh sản bằng cyclophosphamid cho thấy osthol có tác dụng làm tăng nồng độ testosteron trong máu và tăng biểu hiện của receptor androgen ở tinh hoàn.
2.2. Các nghiên cứu khác
Bảng: Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của quả Xà sàng vàhợp chất osthol

Năm Tác giả Kết quả
Tác dụng trên tim mạch
2007 Matthew Lai Yin
Chan và cs.
Osthol có tác dụng giãn mạch bằng cơ chế nội mạc
và giãn cơ trơn mạch máu, thông qua con đường
nitric oxid – GMP vòng trên động mạch vành ở lợn
.
2012 F.Fusi và cs. Osthol có tác dụng chẹn kênh calci Ca(v)1.2 trên tế
bào cơ trơn động mạch đuôi chuột cống .
2013 Xian Yue-wang
và cs.
Osthol có tác dụng bảo vệ trên chuột cống gây nhồi
máu cơ tim, tác dụng này do khả năng chống oxy
hóa và chống viêm .
Tác dụng trên thần kinh trung ương
1998 Zhou Qing và cs. Osthol làm tăng tác dụng an thần gây ra bởi
pentobarbital và đối kháng tác dụng gây kích thích
của caffein trên chuột nhắt trắng.
2011 J.Singhuber và
cs.
Osthol có tác dụng điều biến receptor của GABAA
với vị trí gắn khác với vị trí gắn của benzodiazepin,
làm tăng gắn GABAA với receptor .
Tác dụng trên chuyển hóa và nội tiết
1996 Quin LP Osthol và coumarin toàn phần từ Fructus Cnidii
tác dụng làm tăng nồng độ T3, T4, TSH trong máu
chuột cống trắng bị gây chứng Thận dương hư bằng
tiêm hydrocortison.

 

2006 Song Fang và cs. Osthol có tác dụng hạ cholesterol toàn phần,
triglycerid, tỉ lệ LDL-c/ HDL-c và giảm tình trạng
gan nhiễm mỡ trên chuột cống trắng gây rối loạn
lipid máu.
2009 Liang và cs. Osthol có tác dụng làm hạ glucose máu trên chuột
nhắt trắng đái tháo đường db/db.
Tác dụng trên xương
1994 Li QN và cs. Coumarin toàn phần từ Fructus Cnidii có tác dụng dự
phòng mất xương ở chuột cống cắt buồng trứng [68].
2010 Wenping Zhang
và cs.
Osthol ở các nồng độ 40 – 320 µg/ml có tác dụng
tăng sự nhân lên và biệt hóa của các tạo cốt bào từ
chuột cống Sprague-Dawley sơ sinh. Nồng độ dưới
40 µg/ml có tác dụng kém hơn, nồng độ trên 320
µg/ml gây độc tế bào.
Tác dụng chống viêm, chống dị ứng
2002 Matsuda và cs. Dịch chiết cồn của Fructus Cnidii và osthol có tác
dụng ức chế trên 3 mô hình: phản vệ thụ động trên
da 48h, viêm da tiếp xúc gây ra bởi 2, 4-
dinitrofluorobenzene (DNFB) và viêm da tiếp xúc
gây ra bởi picryl chlorid (PC) trên chuột nhắt trắng
ICR, chuột cống trắng Wistar.
2003 Wei Jia và cs. Dịch chiết từ Xà sàng có tác dụng ức chế đáng kể
tình trạng phù chân chuột trên cả 2 mô hình gây phù
chân chuột bằng carragenin và tá chất Freund hoàn
chỉnh trên chuột cống trắng.

 

2016 Jinshu và cs. Dịch chiết cồn của quả Xà sàng có tác dụng:
– Ức chế phản ứng phản vệ thụ động trên da (passive
cutaneous anaphylaxis test) ở chuột cống.
– Ức chế giải phóng hạt từ màng tế bào mast lấy từ
xương sọ của chuột cống.
– Ức chế giải phóng histamin từ tế bào mast lấy từ
màng bụng chuột cống .
Tác dụng kháng u
2006 Szu-Yuan Chou
và cs.
– In vitro: Osthol ức chế sự tăng trưởng của tế bào
HeLa (tác dụng phụ thuộc thời gian và nồng độ) với
IC50 là 77,96 và 64,94 µM trong 24h và 48h.
In vivo:Thời gian sống của chuột nhắt CDF1 có khối
u tế bào P-288D1 kéo dài (ILS% = 37) sau khi dùng
osthol.
2012 Lurong Zhang và
cs.
Osthol ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu
mô gan in vitro in vivo thông qua tác động vào chu
kỳ tế bào và gây chết tế bào theo chương trình bằng
cách ức chế hoạt tính của NF-kB và tăng biểu hiện
gen liên quan đến chết theo chương trình.
2012 Lintao Wang và
cs.
Osthol có tác dụng ức chế sự nhân lên của các tế bào
ung thư vú MDA-MB435, thông qua con đường gây
chết theo chương trình (nhờ hoạt hóa caspase-9 và
caspase-3 dẫn đến giáng hóa PARP), tác động vào pha
G1 quá trình phân bào (do tăng biểu hiện p53 và p21,
giảm biểu hiện Cdk2 và cyclin D1).
2012 DienPH và cs. Osthol có tác dụng gây độc mức độ trung bình và
không đặc hiệu lên 4 loại tế bào ung thư ở người: KB
(ung thư biểu mô biểu bì, MCF7 (ung thư biểu mô
tuyến vú), SK-LU-1 (ung thư biểu mô phổi), HepG2
(ung thư biểu mô tế bào gan).

Mặc dù đã được sử dụng khá phổ biến ở một số nước (như Mỹ, Trung
Quốc) dưới dạng thực phẩm chức năng điều trị rối loạn sinh dục nam nhưng cho đến nay chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng trong điều trị rối loạn sinh dục nam cũng như tính an toàn của quả Xà sàng.

Vì vậy, đề tài này được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng trong điều trị
rối loạn sinh dục nam và tính an toàn của quả Xà sàng. Từ đó cung cấp bằng chứng khoa học cho việc sử dụng trên lâm sàng.
Để đánh giá một cách chính xác nhất tác dụng của một thuốc nghiên
cứu, nhà nghiên cứu cần lựa chọn các mô hình nghiên cứu trên thực nghiệm phù hợp nhất với mục đích nghiên cứu và điều kiện sẵn có. Sau đây là phần tổng quan các mô hình nghiên cứu trên thực nghiệm về tác dụng trên chức năng sinh dục nam

 

dongyvugiaduong.com

#Ths_Bs_Vũ_Trí_Linh

#Nam_Khoa_Đông_Y

#Nam_Khoa_Dr_Linh

#Đông_Y_Vũ_Gia_Đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *