CÁT CĂN (葛根) : VỊ THUỐC THANH NHIỆT NGÀY HÈ

CÁT CĂN (葛根) : VỊ THUỐC THANH NHIỆT NGÀY HÈ
Bộ phận dùng: rễ ( củ) sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, Đông y gọi là cát căn.
– Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra máu).
– Bột sắn dây pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra máu.
Một số thực đơn: theo kinh nghiệm việt nam
1. Cháo sắn dây gạo tẻ: bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo ngâm nước 1 đêm, đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối hoặc đường để ăn,tốt cho tiêu chảy mạn tính do tỳ hư. Ngoài ra còn làm thức ăn giải nhiệt giải khát mùa hè.
2. Nước ép sắn dây ngó sen: sắn dây tươi, ngó sen liều lượng như nhau, ép nước uống. Dùng tốt cho người bị xuất huyết dưới da, rong kinh rong huyết, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, đại tiện ra máu.
3. Nước rau má sắn dây: rau má tươi 20 -30g, bột sắn 10g. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm 150 – 200ml nước sôi, để nguội gạn lấy nước; hòa bột sắn, thêm đường vừa uống. Làm nước giải khát. Trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt rôm sảy, kiết lỵ ra máu.
Theo đông y
+ Cát căn vị ngọt cay, tính mát, quy kinh tỳ, kinh vị
+ Tác dụng :giải cơ thoái nhiệt , mọc ban chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả.
+ Chỉ định:
* Ngoại cảm biểu chứng , tà uất hóa nhiệt gây sốt cao, đau đầu, khát nước, rêu vàng mỏng thì thường dùng cùng ài hồ, hoàng cầm, bạch chỉ; điều trị phong hàn biểu chứng gây sợ lạnh không ra mồ hôi, đau mỏi cổ gáy thường phối hợp vưới , ma hoàng, quế chi, bạch thược ( Cát căn thang)
* Điều trị ban sởi không mọc thường dùng với thăng ma, bạch thược, cam thảo ( Thăng ma cát căn thang), cũng có thể dùng với bạc hà, ngưu bàng tử, kinh giới.
* Chứng sốt cao, khát nước ( âm hư tiêu khát) thì thường phối hợp với lô căn, thiên hoa phân, tri mẫu, điều trị tiêu khát thì thường dùng với ô mai, thiên hoa phấn, mạch môn, đẳng sâm, hoàng kì ( Ngọc tuyền hoàn)
* Chứng tỳ hư tiết tả thì điều trị thường dùng cùng với nhân sâm, phục linh, cam thảo ( Thất vị bạch truật tán)
– Liều dùng : 10-15g/ ngày
– Tác dụng dược lý: Cát căn có tác dụng giãn vi mạch ở não giãn động mạch vành và tăng cung lượng tuần hoàn vành , giảm mức đi sự tiêu hao oxy cơ tim, giảm huyết áp, ức chế tụ tập tiểu cầu, chẹn thụ thể β

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *