ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng (còn gọi là tướng quân)
– Tên khoa học: Radix et Rhizoma Rhei.
– Bộ phận dùng: thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây đại hoàng Rheum
Palmatum L, thuộc họ rau răm (Polygonaceae).

– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng; quy kinh tỳ, kinh vị, kinh đại trường, kinh
can, kinh tâm.
– Tác dụng: tả hạ công tích, thanh nhiệt tả hoả, chỉ huyết giải độc, hoạt
huyết khứ ứ.
– Chỉ định:
+ Chứng bệnh ôn nhiệt gây sốt cao không giảm, nặng thì gây hôn mê loạn
ngữ, đại tiểu tiện bí thì thường phối hợp dùng với mang tiêu, chỉ thực, hậu phác
để tăng cường tác dụng thông phủ tả hạ tiết nhiệt (như bài Đại thừa khí thang:
đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mang tiêu).
| + Điều trị lý thực nhiệt kết kiêm khí huyết hao hư hoặc kiêm âm hư tân
hao thì thường phối hợp dùng với thuốc bổ khí huyết hoặc dưỡng ẩm sinh tân.
+ Điều trị tỳ dương bất túc gây bụng lạnh đau, đại tiện khó khăn thì
thường phối hợp dùng với thuốc ôn lý như phụ tử, can khương (bài Ôn tỳ thang:
phụ tử, nhân sâm, đại hoàng, cam thảo, can khương).
+ Điều trị thấp nhiệt lỵ tật giai đoạn đầu gây đau quặn, mót rặn, đi ngoài
phân nhày máu thì thường phối hợp dùng với hoàng liên, mộc hương.
+ Điều trị thực tích gây đau bụng thì thường phối hợp dùng với thanh bì,
mộc hương để công tích đạo trệ.
+ Điều trị chứng huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam;
chứng hoả tà thăng bốc gây mắt đỏ, sưng đau họng, viêm quanh răng thì thường
phối hợp dùng với hoàng liên, hoàng cầm (như bài Tả tâm thang: đại hoàng,
hoàng liên, hoàng cầm).
Gần đây trên lâm sàng còn dùng đại hoàng để điều trị chứng xuất huyết
đường tiêu hoá trên thấy có hiệu quả tốt.
– Điều trị mụn nhọt mưng mủ thì thường phối hợp dùng với kim ngân
hoa, bồ công anh, liên kiều.
– Điều trị viêm đại tràng thì thường phối hợp dùng với đan bì, đào
nhânnhư ( Đại hoàng mẫu đan bì thang: đại hoàng, mẫu đan bì, đào nhân, đông
qua tử, mang tiêu).
+ Đại hoàng dùng ngoài có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu tan ung
nhọt: nghiền bột đại hoàng trộn với mật ong bôi lên chỗ tổn thương.
* Điều trị vết lở loét thì thường phối hợp cùng với bột khô phàn bôi lên
nơi tổn thương.

* Điều trị vết bỏng thì dùng bột đại hoàng hoặc trộn lẫn hoà lẫn với bột địa
du và hòa lẫn với dầu vừng bôi lên bề mặt vết bỏng.
+ Điều trị phụ nữ sản hậu thấy bụng đau do ứ trệ thì thường phối hợp
dùng với đào nhân.
+ Điều trị phụ nữ bế kinh thì thường phối hợp cùng với hồng hoa, đương
quy. Điều trị chấn thương gây sưng nề thì thường phối hợp dùng với đào nhân,
hồng hoa, xuyên sơn giáp (như bài Phúc nguyên hoạt huyết thang):
| Ngoài ra đại hoàng có tính đắng lạnh giáng tiết nên có thể phối hợp với
thuốc thanh tiết thấp nhiệt để điều trị chứng hoàng đản và lâm chứng.
• Điều trị chứng hoàng đản thì thường phối hợp dùng với nhân trần, chi tử
(như bài Nhân trần cao thang: nhân trần, chi tử, đại hoàng).
• Điều trị lâm chứng thấp nhiệt thì thường phối hợp dùng với mộc thông,
xa tiền tử (như bài Bát chính tán: mộc thông, xa tiền tử, biển xúc, cù mạch, hoạt
thạch, cam thảo, đại hoàng, chi tử, đăng tâm). |
– Liều dùng: 5 – 10g/ngày. Sắc nên cho vào sau. Khi chế thuốc với rượu
thì làm tăng tác dụng hoạt huyết, sao cháy làm tăng tác dụng cầm máu.
– Chú ý: không dùng khi phụ nữ có thai, đang kỳ hành kinh.
– Tác dụng dược lý: tăng cường nhu động ruột, ức chế hấp thu nước ở đại
tràng, tăng cường bài tiết phân; ức chế vi khuẩn, mạnh nhất là tụ cầu và liên
cầu, sau đó là trực khuẩn bạch hầu – thương hàn – phó thương hàn – Song cầu
khuẩn – trực khuẩn ly. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng kiện vị, lợi mật, hạ huyết
áp, cầm máu, giảm cholesterol.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *