ĐẠI TÁO

ĐẠI TÁO ( 大棗)
Phần cho vào thuốc: Quả.
Bào chế: Rửa sạch phơi khô, chọn bỏ quả nát, cất giữ để dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh tỳ, vị.
Công dụng: Bổ trung ích khí, dưỡng tỳ hòa vị.
Chủ trị: Đại táo chữa tỳ vị hư tổn, dinh và vệ không điều hòa còn có thể chữa được chứng bôn đồn (Đồn là con lợn con, bôn là chạy. Vùng ngực và bụng khi đau như con lợn con chồm lên. Nguyên nhân là do hàn khí ở thận sói lên, hoặc do hỏa khí ở can bốc lên. Vì vậy mới có tên là bôn đồn N.D.), thủy ẩm, hòa giải bách dược (hàng trăm vị thuốc).
Ứng dụng và phân biệt:
Vị thuốc này màu đỏ thẫm, nhuận nhuyễn, vị ngọt tính bình, là vị thuốc tốt để bổ tỳ, vì bổ mà không béo trệ, tăng thêm sức đề kháng, yên bên trong, chống đỡ bên ngoài, đều có công hiệu đặc biệt. Trong bài thuốc của Trọng Cảnh có dùng vị thuốc này làm đầu, ví như bài Thập táo thang, bổ thổ mà thắng thủy, lại có khi dùng làm tá, sứ, ví như bài Quế chi thang, cùng dùng với gừng để hòa dinh vệ. Còn chữa phụ nữ nội tạng táo, buồn thương chỉ muốn khóc, dùng bài Cam mạch đại táo thang.
Đại táo như sâm mà không hàn không trệ, như Bạch truật mà không ôn không táo, như Bạch linh mà không thấm lợi, như Hoàng kỳ mà không thăng phát, chỉ thuần túy bổ chính khí của tỳ vị.
Kiêng kỵ: Ăn nhiều đại táo, khí ủng tắc tăng thêm thấp khí, nếu bụng đầy và đờm nhiệt thì đều kiêng dùng.
Liều lượng: Từ 3 quả đến 10 quả.
Bài thuốc ví dụ: Bài Thập táo thang (Thương hàn luận phương) chữa Thái dương bị trúng phong, biểu đã giải nhưng lý chưa hòa, cùng các chứng huyền ẩm, chi ẩm, hoặc ho do thủy tích gây nên, hoặc thủy thũng suyễn thở gấp, đại tiểu, tiện không thông. Đại táo, Ngoan hoa, Cam toại, Đại kích, sắc trước 10 quả táo, bỏ bã đi, cho thuốc bột vào, người khỏe uống một thìa bằng một đồng cân, người gầy yếu uống nửa thìa bằng 5 phân, uống ấm, sau khi đại tiện đã hạ lợi được rồi, ăn một bát cháo là bình phục
Có thể là hình ảnh về trái cây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *