Bong gân là hiện tượng sau khi ngã chấn thương hoặc một động tác mạnh sai tư thế thì các khớp, gân lệch khỏi vị trí bình thường của nó, gây kích thích chèn ép và gây đau. Bong gân, trật khớp thường hay xảy ra nhất ở cổ chân, cổ tay gây đau đớn cho người bệnh dù chỉ là một vận động nhẹ, gây khó khăn cho việc đi lại, công việc thường ngày của người bệnh. Tuy bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng rất nên đi khám sớm và điều trị kịp thời.
I. Biện chứng luận trị bong gân theo Y học cổ truyền:
Bong gân hay nỉu thương gây đau là do khí trệ huyết ứ làm bít tắc các kinh lạc trong cơ thể, mà không thông thì thống nên bệnh nhân có cảm giác đau nhiều, vận động khó khăn.
Nguyên tắc điều trị là đưa gân khớp trở về vị trí bình thường, thông kinh hoạt lạc để lặp lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
Pháp điều trị : Hoạt huyết hành khí, thư cân thông kinh chỉ thống.
II. Điều trị dùng thuốc:
1. Thuốc dùng ngoài:
A, Thuốc đắp
Bài 1: Bột Cúc tần, Bột Ngải cứu, Bột Quế chi, Bột Đại hồi, Sáp ong, Dầu ve. Liều lượng thích hợp. Trộn đều, đựng vào lọ dùng dần.
Tùy vị trí tổn thương rộng hay không mà đắp trực tiếp vào nơi tổn thương.
Bài 2: Vỏ cây gạo vừa đủ, giã nát, sao với rượu ngày đắp 1 lần.
Bài 3: Lá náng hơ nóng đắp vào nơi tổn thương.
B. Thuốc xoa
Bài 1: Mật gấu hòa với rượu bôi
Bài 2: Trật đả tán
Nhũ hương, Một dược, dây Kim ngân, Băng phiến, Tô mộc, Huyết giác, Quế chi, Nga truật.
Tán bột, mỗi lần dùng hòa với rượu vừa đủ, xoa lên nơi tổn thương ngày 2 lần.
2. Thuốc uống trong:
Cao tiêu viêm
Ngải cứu 12g Tô mộc 10g
Huyết giác 12g Lá móng tay 10g
Nghệ vàng 10g
Ngày uống 1 thang chia 2 lần.
III. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc:
1. Xoa nắn, bấm huyệt:
Phương pháp này nhiều khi mang lại hiệu quả rất tốt: nó nhằm giải tỏa điểm đau, đưa gân về vị trí giải phẫu.
– Kéo giãn: kéo từ từ theo hướng sinh lý, lực vừa phải, bệnh nhân cảm giác dễ chịu, giữ 1-2 phút, làm động tác ngược trở lại so với chiều của động tác trước.
– Nắn gân khớp: Tùy vào vị trí tổn thương và dựa vào kinh nghiệm của từng thầy thuốc.
– Bật gân: dùng ngón cái bật như dây đàn, làm 2-3 lần vào vùng cơ co thắt hoặc vùng dây chằng bị đau.
– Bấm, điểm huyệt, dùng các huyệt ở xa nơi tổn thương.
2. Châm cứu:
• Châm tả các huyệt tại chỗ.
• Toàn thân châm các huyệt:
– Đau vùng cổ gáy châm: Kiên tỉnh, Lạc chẩm, Hợp cốc, Đốc du, Phong trì.
– Đau vùng cổ chân: Huyền chung, Thái xung, Tam âm giao.
– Đau vùng thắt lưng: Thận du, Đại trường du, Ủy trung, A thị huyệt.
– Đau vùng cổ tay : Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì
– Đau vùng khuỷu tay: Thủ tam lý, khúc trì, A thị huyệt, Hợp cốc, Trung phủ
3. Thủy châm:
Dùng các thuốc giảm đau hoặc giảm đau chống viêm của y học hiện đại tiêm vào huyệt.
– Vùng cổ gáy: Đốc du, Kiên tỉnh
– Vùng khuỷu tay: Thủ tam lý
– Vùng lưng: Thận du, Đại trường du, A thị thuyệt.
– Vùng cổ chân: Huyền chung, Tam âm giao.
Không nên thủy châm vào vùng da có ít cơ.
4. Cấy chỉ:
Là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt để kích thích huyệt lâu dài, có tác dụng giảm đau, tập trung bạch cầu để chống viêm hiệu quả.
– Đau vùng cổ gáy : Kiên tỉnh, Hợp cốc, Đốc du, Phong trì.
– Đau vùng cổ chân: Huyền chung, Tam âm giao.
– Đau vùng thắt lưng: Thận du, Đại trường du, A thị huyệt.
– Đau vùng cổ tay : Thủ tam lý, Hợp cốc
– Đau vùng khuỷu tay: Thủ tam lý, Hợp cốc.
Lời khuyên cho người bệnh:
Khi bạn bị bong gân hay trật khớp hãy đến và điều trị theo phương pháp Y học cổ truyền: Vì Tây y ngoài thuốc giảm đau ra thì phương pháp điều trị không phong phú và hiệu quả như y học cổ truyền, không có các biện pháp tác động tại chỗ để giải quyết tận gốc bong gân. Phòng Khám Đông y Vũ Gia Đường với nhiều kinh nghiệm trong bệnh xương khớp, nắn chỉnh gân khớp và các biện pháp trị liệu y học cổ truyền rất vui lòng khi được phục vụ mọi bệnh nhân.
Tác giả: Bs Vũ Trí Linh 090 67 99 222