HƯƠNG PHỤ (香附 ) TỨ CHẾ
Tính vị, quy kinh: cay, đắng, ngọt, tính bình. Vào kinh can, tam tiêu
Công dụng: sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống
Bào chế : dùng sống, sao với giấm, hoặc sao cháy. Tẩm với rượu, muối, nước gừng, nước đái trẻ em (đồng tiện) rồi sao lên thì gọi là tứ chế hương phụ.
Mục đích:
Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh can bằng cách chế biến với giấm.
Tăng tác dụng dẫn thuốc vào tam tiêu để tăng tác dụng hành khí, dẫn thuốc lên thượng tiêu thì dùng rượu. Dẫn thuốc ra cơ biểu, tán hàn chế với gừng tươi. Dẫn thuốc vào trong tăng tác dụng thu liễm, thì chế biến với giấm, dẫn thuốc đi xuống dưới, đến hạ tiêu chế với muối.
Giảm tính khô táo, tăng tác dụng chỉ thống chế với đồng tiện.
Ngoài ra: Tăng tác dụng dẫn thuốc vào 12 đường kinh và điều hòa tỳ vị thì chế với cam thảo.
Chủ trị: chữa vùng ngực bụng trướng đau nhưng lại thiên về hai mạn sườn và bụng dưới, kinh nguyệt phụ nữ không đều các chứng ung nhọt độc ngoại khoa sưng đau.
Ứng dụng và phân biệt:
1. Khí của hương phụ bình mà không hàn, thơm mà không chạy, chữa các chứng khí, càng thích hợp vưới các chứng của phụ nữ do can khí uất kết gây nên. Sinh hương phụ nhẹ, thanh khí đi lên vùng ngực, ức, bên ngoài đạt tới bì phu. Chế hương phụ nặng đục, khí đi xuống dưới thì tới can thận ngoài ra thấy triệt tới thắt lưng và chân đều dùng vào việc chữa khí kết gây nên.
2. Mộc hương với hương phụ đều là vị thuốc có mùi thơm đậm đặc song Mộc hương thiên về điều hòa vị khsi ( khí của dạ dày), Hương phụ thì thiên về điều lý can khí, giải can uất, cũng như nhau nhưng cũng có khác nhau chút ít
Kiêng kị: người thuộc âm hư hoặc huyết nhiệt cấm dùng
Liều dùng : 6-12g/ ngày
Theo y học cổ truyền: Hương phụ là vị thuốc chữa khí trong huyết, khí uất thì huyết ngưng trệ, khí thuận thì huyết lưu thông hòa sướng theo
Tác dụng dược lý: trên thực nghiệm thấy ức chế tử cung, làm giảm trương lực, giảm co thắt,giảm tính hưng phấn của ruột,ức chế tụ cầu vàng, cương tim và giảm huyết áp