HUYỆT MỘC

HUYỆT MỘC

11.17 Mu (Wood) (Aka: Common cold感冒Cảm mạo)
a) HUYỆT MỘC 1 (木一穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/木一穴/)
1. Vị trí:
Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ vào cạnh trong 3 phân (là
huyệt Mộc 2), xuống 2,5 phân là huyệt Mộc 1.
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan kinh Can.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ vào cạnh trong
3 phân (là huyệt Mộc 2), xuống 2,5 phân là huyệt Mộc 1.
4. Quy kinh: Nhập 3 kinh Can, Vị, Phế.
5. Tính huyệt: Tả Can Đảm nhiệt, khai uất thông khiếu.
6. Chủ trị: Miệng đắng tai ù, Can hoả vượng thịnh, tính nết nóng nảy, vai đau
mỏi, đau dưới mạng sườn phải, gáy căng đau.
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân.
8. Cảm giác châm: Đau rát, căng tại chỗ.
9. Ứng dụng: Lấy huyệt hai tay hiệu quả càng cao.
10. Kinh nghiệm:
(1) Châm nông sâu có hiệu quả khác biệt, huyệt Mộc 1, Mộc 2, Mộc 3 do thầy
Hồ đưa vào, trong tài liệu của thầy Đổng có 2 hình huyệt Mộc, tài liệu chỉ có 1 huyệt
Mộc, vậy mà có 3 huyệt; dùng kim 5 phân, châm nông 1 phân nhập kinh Phế, châm
sâu 2-4 phân nhập hai kinh Can, Vị; đây cũng là điểm đặc biệt của Đổng thị kỳ huyệt,
thường tuỳ mức độ châm nông sâu mà có thể dẫn vào kinh khác nhau, đây là điểm
chung cần đặc biệt chú ý.

(2) Ba huyệt mộc có thể châm đồng thời thành pháp đảo mã châm hữu hiệu với
chứng đau dưới mạng sườn phải. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng.
(3) Ba huyệt Mộc nhất, Mộc nhị, Mộc tam: điều trị chức năng gan. Huyệt
Thượng tam hoàng (Thiên hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng): trị các chứng thực thể của
gan.
b) HUYỆT MỘC 2 (木二穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/木二穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ (huyệt Trung
gian) vào cạnh trong 3 phân là huyệt Mộc 2.
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan kinh Can.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ (huyệt Trung
gian) vào cạnh trong 3 phân là huyệt Mộc 2.
4. Quy kinh: Nhập kinh Can.
5. Tính huyệt: Sơ can lý khí, hoạt huyết khư phong.
6. Chủ trị: Tính nết gắt gỏng, Can hoả thịnh vượng, vai sưng căng đau, đau dưới
mạng sườn phải, gáy căng đau, cholesterol cao, Vị chướng đau.
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân.
8. Cảm giác châm: Đau rát, căng tại chỗ.
9. Ứng dụng: Lấy huyệt hai tay hiệu quả càng cao.
10. Kinh nghiệm:
(1). Trong các tác phẩm của thầy Đổng, phạm vi châm cứu của huyệt Mộc không
rộng, nhưng thầy Hồ (
胡師) mở rộng phạm vi sử dụng, trong tài liệu huyệt Mộc còn
được gọi là huyệt cảm mạo, lại nói huyệt Mộc thông lệ, phát hãn, chỉ hãn, cảm mạo

hiệu quả tốt. Ông cho rằng huyệt Mộc có thể ngăn chặn cảm mạo và sổ mũi trong giây
lát, tác giả nghĩ rằng nếu muốn chữa cảm mạo và chảy nước mũi, chỉ cần lấy huyệt
Mộc, tốt hơn là phối huyệt Tam xoa (3 huyệt), Linh cốt, Đại bạch, lại thêm huyệt Cảm
mạo ở chân, hiệu quả tốt hơn.
(2). Mộc huyệt tương ứng bộ phận Gan trên hình chiếu 3 chiều cơ thể, nên được
gọi là huyệt Mộc, vì vậy nó có tác dụng đặc hiệu trong điều trị đau hạ sườn phải.
11. Phối huyệt:
(1). Đau ngực (Hung lặc cốt thống): Bệnh nhẹ châm huyệt Mộc phối hợp mátxa dẫn khí, bệnh nặng lâu năm chích huyết tại vị trí bệnh, sau châm huyệt Mộc.
(2). Sườn ngực sưng đau (Hung lặc thống thũng trướng): Dùng các huyệt Thất
hổ, huyệt Mộc, phối hợp chích huyết chỗ bệnh.
(3). Hai bên hông sườn đau (Lưỡng hiếp lặc thống): Các huyệt Mộc 1, Mộc 2,
Mộc 3 và Tam trùng; phối hợp chích máu nơi bệnh.
(4). Sườn phải đau (Hữu hiếp thống): Châm các huyệt Mộc 1, Mộc 2, Mộc 3 bên
đối.
(5). Can hoả vượng thịnh: Châm các huyệt Mộc 1, Mộc 2, Mộc 3.
(6). Cảm mạo: Các huyệt Linh cốt, Đại bạch, Thuỷ kim, Thuỷ thông, Tam xoa
phối hợp chích huyết vùng cổ sau. Có thể thêm các huyệt Thần nhĩ, Trấn tĩnh, Thượng
lý, Thủ tam sĩ (Thiên sĩ, Địa sĩ, Nhân sĩ ), Uyển thuận.
c) HUYỆT MỘC 3 (木三穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/木三穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ (huyệt Trung
gian) vào cạnh trong 3 phân (là huyệt Mộc 2) lên 2,5 phân là huyệt.
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan kinh Can.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, huyệt Mộc 2 lên trên 2,5 thốn là huyệt Mộc 3.
4. Quy kinh: Nhập 3 kinh Can, Vị, Phế.
5. Tính huyệt: Tả Can Đảm nhiệt, khai uất thông khiếu.
6. Chủ trị: Miệng đắng, tai ù; Can hoả vượng thịnh; tính nết nóng này; vai đau
mỏi; hạ sườn phải đau; gáy căng đau; cholesterol cao; hông sườn đau; dạ dày chướng
đau.
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân.
8. Cảm giác châm: Đau rát, căng tại chỗ.
9. Ứng dụng: các huyệt Mộc 1, Mộc 2, Mộc 3 trên lâm sàng có thể lấy 1-2 huyệt,
dùng kim chích máu trị dạ dày chướng đau, đau sườn rất hiệu quả. Không kị châm hai
tay.
10. Kinh nghiệm: Dựa vào kinh nghiệm trong tài liệu, huyệt Mộc có thể trị chảy
nước mắt, khô mắt, riêng huyệt Mộc có thể chữa ngoại cảm phong tà không giải, da
mẩn ngứa, vì huyệt này vào kinh Can, mắt thông với Can vì thế có thể trị các chứng
nêu trên, tác giả tin rằng huyệt Mộc lại phối hợp các huyệt Đổng thị Thượng tam hoàng
(Thiên hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng), huyệt Bì phu 1, 2, 3, trên loa tai hiệu quả lại
càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *