TỲ THŨNG

TỲ THŨNG

(Pi Zhong脾腫) 11.18 Spleen Swelling
a) HUYỆT TỲ THŨNG 1 (脾腫一穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/脾腫一穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ hai ngón giữa xuống 2,5 phân.
Tức huyệt Hoả tinh hạ xuống 2,5 phân. (Tham khảo thêm cách xác định 2 huyệt Tỳ
thũng ở vị trí 1/3 chính giữa đốt thứ hai ngón giữa trên hình vẽ)
2. Giải phẫu: Bên cạnh, chính giữa có dây thần kinh gan ngón; liên quan kinh
Tỳ, nhánh kinh Tâm.

3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ hai ngón giữa xuống 2,5 phân là
huyệt.
4. Quy kinh: Nhập kinh Tỳ, Vị.
5. Tính huyệt: Điều lý tỳ vị, thông kinh hoạt lạc.
6. Chủ trị: Lá lách cứng, sưng lá lách, viêm gan, vị trường trướng khí, đau ngực,
đau lưng, ngón chân tê đau nhức.
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân.
8. Cảm giác châm: Chướng đau, rát tại chỗ.
9. Ứng dụng: Có thể lấy huyệt hai tay.
10. Kinh nghiệm:
– Thầy Đổng vì không công khai huyệt Hoả tinh, do đó cách lấy huyệt Tỳ thũng
không giống cách của thầy Hồ, kỳ thực huyệt vị là như nhau. Huyệt Tỳ thũng cũng là
vị trí chẩn đoán tạng Tỳ trong lòng bàn tay. Người tạng Tỳ có vấn đề đa số có biểu
hiện, màu sắc bất thường ở lòng bàn tay hay ngón tay.
– Huyệt Tỳ thũng 1, huyệt Tỳ thũng 2 lại thêm huyệt Hoả tinh hạ thành phép đảo
mã.
11. Phối huyệt:
(1). Điều trị bệnh gan: Huyệt Tỳ thũng 1 phối huyệt Thượng tam hoàng (Thiên
hoàng, Minh hoàng và Kỳ hoàng).
(2). Đầy hơi (Vị trường trướng khí): Huyệt Tỳ thũng 1 phối huyệt Tứ hoa, huyệt
Hoả cúc, có hiệu quả.
(3). Xơ gan: trước hết không được uống rượu.
– Châm huyệt Tỳ thũng 1, Thượng khúc, Thượng tam hoàng, Can môn, Trường
môn.
– Huyệt Tỳ thũng 1 phối huyệt Thượng tam hoàng, Trường môn, Tam trọng.
(4). Viêm gan: Huyệt Tỳ thũng 1 phối huyệt Mộc viêm, Can điểm, Thượng tam
hoàng, Can điểm, can viêm điểm ở tai.
(5) Đầy hơi (Vị trướng khí):
– Huyệt Tỳ thũng 1, huyệt Tiêu tích (Nằm ở trung tâm của mũi, ngửa lên châm
ngang), huyệt Tâm linh 1, huyệt Thổ linh, huyệt Thổ thuỷ 1, 2, 3.
– Huyệt Tỳ thũng 1, huyệt Tứ hoa.
– Huyệt Tỳ thũng 1, Tứ hoa, Môn kim, Linh cốt, Đại bạch.
(6). Sưng lá lách:
– Tỳ thũng 1, Tam trọng (tốt).
– Tỳ thũng 1, Thổ linh, Thổ xương.

– Tỳ thũng 1, Thổ xương, Tam trọng.
b) HUYỆT TỲ THŨNG 2 (脾腫二穴)
(Theo nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/脾腫二穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ hai ngón giữa lên 2,5 phân. Tức
huyệt Hoả tinh hạ lên 2,5 phân. (Tham khảo thêm cách xác định 2 huyệt Tỳ thũng ở vị
trí 1/3 chính giữa đốt thứ hai ngón giữa trên hình vẽ)
2. Giải phẫu: Bên cạnh, chính giữa có dây thần kinh gan ngón; liên quan kinh
Tỳ, nhánh kinh Tâm và Phế.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ hai ngón giữa lên 2,5 phân là
huyệt.
4. Quy kinh: Nhập 3 kinh Tỳ, Tâm và Phế.
5. Tính huyệt: Kiện tỳ trừ thấp, thư giãn ngực thanh phế.
6. Chủ trị: Can tạng viêm sưng, lá lách sưng to, vị trướng (đầy hơi), ngón chân
đau mỏi, viêm phổi, bệnh tim, đau lưng, đau ngực.
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân.
8. Cảm giác châm: Chướng đau, rát tại chỗ.
9. Ứng dụng: Có thể lấy huyệt 2 tay.
10. Thuyết minh: Châm cứu Đổng thị chú trọng phép châm đối ứng thủ túc,
ngón tay đối ngón chân, châm hai điểm tương ứng qua lại có thể trị cơn đau ở bộ vị
tương ứng.
11. Phối huyệt:
(1). Điều trị sưng lá lách (tỳ thũng đại): Có thể phối huyệt Tam trọng 1, 2, 3
hiệu quả rõ rệt.

(2). Điều trị bệnh lá lách (tỳ tạng đích tật bệnh): Ngoài việc châm huyệt Tỳ
thũng còn có huyệt Tam tinh, huyệt Tam nhãn, huyệt Kiện tỳ, huyệt Thổ hưng; các
huyệt này có thể chọn 2-3 huyệt phối thành tổ hợp với nhau.
(3). Bệnh tim (tâm tật): Huyệt Tỳ thũng phối hợp châm huyệt Tâm linh 1, 2, 3
có thể trị bệnh tim.
(4). Điều trị bệnh gan (can tật): Huyệt Tỳ thũng 2 phối huyệt Thượng tam hoàng
(thiên hoàng, minh hoàng, kỳ hoàng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *