HUYỆT TÂM THƯỜNG

HUYỆT TÂM THƯỜNG

(Xin Chang心常穴) 11.19 Heart Normal
a) HUYỆT TÂM THƯỜNG 1 (心常一穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/心常一穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa sang bên (phía
ngón út) xuống 2,5 phân là huyệt.
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan kinh Tâm, nhánh kinh Phế.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa sang bên (phía
ngón út) xuống 2,5 phân là huyệt.
4. Quy kinh: Nhập 2 kinh Tâm, Phế.
5. Tính huyệt: Điều chỉnh Tâm an thần, sơ lý Tâm khí, thanh Tâm bào lạc.
6. Chủ trị: Bệnh thấp khớp (Phong thấp tính tâm tạng bệnh), đánh trống ngực
(tâm quý), đau thắt ngực (hiệp tâm chứng), nhồi máu cơ tim (tâm cơ ngạnh tắc), ung
thư phổi (phế nham), lao phổi (phế kết hạch).
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân, hoặc dùng kim tam lăng chích
máu.
8. Cảm giác châm: Tại chỗ căng trước đau rát.
9. Ứng dụng: Lấy huyệt hai tay.
10. Kinh nghiệm:
(1). Huyệt Tâm thường, trong tài liệu châm cứu chính kinh kỳ huyệt học của
thầy Đổng, vị trí của nó có 2 điểm ở đường ngoài đốt thứ nhất ngón giữa, nhưng huyệt
ở các tài liệu về sau không giống; như theo hình đối chiếu, thầy Hồ đệ tử của thầy
Đổng lại đính chính trung tâm đốt thứ nhất ra ngoài có 3 huyệt, thầy Đổng đã nói là
không thể sửa. Trong tài liệu phần trình bày (ngôn) và hình vẽ không thống nhất, phòng
sai lạc so với tác phẩm, mọi sự sao chép đều từ tài liệu gốc của thầy Đổng (chưa đính
chính). “Dĩ ngoa truyền ngoa” (
以訛傳訛: lời đồn đại không chính xác kế tiếp nhau
truyền đi), “Thực cảm di hám” (
實感遺憾: Chân thành không phải hối tiếc).
(2). Điều trị bệnh tâm: Rất hay dùng với huyệt Tâm linh ở tay, huyệt Thông
quan, huyệt Thông sơn ở đùi, để trị bệnh tim, huyệt Tâm thường 1 có thể phối các huyệt
ở trên lại thêm chích huyết khe xương đốt sống ngực 3, 4, 5, 6.
b) HUYỆT TÂM THƯỜNG 2 (心常二穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/心常二穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa sang bên (phía
ngón út) 3 phân là huyệt.
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan nhánh kinh Tâm, Phế.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa sang bên (phía
ngón út) 3 phân là huyệt.
4. Quy kinh: Vào hai kinh Tâm, Phế.
5. Tính huyệt: Sơ Tâm khí, thanh Bào lạc, yên tinh thần.
6. Chủ trị: Bệnh thấp khớp (phong thấp tính tâm tạng bệnh), đánh trống ngực
(tâm quý), đau thắt ngực (hiệp tâm chứng), nhồi máu cơ tim (tâm cơ ngạnh tắc), lao

phổi (phế kết hạch), đau ngực (hung thống).
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân, hoặc dùng kim tam lăng chích
máu.
8. Cảm giác châm: Đau chướng rát tại chỗ.
9. Ứng dụng: Lấy huyệt hai tay.
10. Kinh nghiệm: Huyệt Tâm thường trong tài liệu của thầy Đổng có 2 huyệt,
thầy Hồ thêm một huyệt thành 3 huyệt. Huyệt Tâm thường trị hiệu quả chứng đánh
trống ngực và nhịp tim nhanh, ngoài ra, nó có tác dụng đặc biệt đối với chứng phì đại
tim mạn tính. Theo kinh nghiệm của tác giả Đổng thị kỳ huyệt, các huyệt Tâm linh 1,
2, 3 trong bộ vị Tam Tam (
三三部位) điều trị bệnh tim, theo kinh nghiệm lâm sàng,
hiệu quả tốt hơn huyệt Tâm thường.
11. Phối huyệt:
(1). Nhồi máu cơ tim (tâm cơ ngạnh tắc): Trước chích huyết khe đốt sống ngực
4, 5, sau lấy huyệt này cùng với huyệt Tâm linh, phối hợp chế độ ăn uống.
(2). Có thể châm 3 huyệt Tâm thường thành phép đảo mã.
(3) Đau ngực (hung thống): châm huyệt Tâm thường 2 phối huyệt Châu viên (
珠圓).
c) HUYỆT TÂM THƯỜNG 3 (心常三穴)
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/心常三穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa sang bên (phía
ngón út) 3 phân, lên trêm 2,5 phân là huyệt.
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan nhánh kinh Tâm, Phế.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa sang bên (phía
ngón út) 3 phân (huyệt Tâm thường 2) lên trên 2,5 phân là huyệt.
4. Quy kinh: Vào hai kinh Tâm, Phế.
5. Tính huyệt: Sơ Tâm khí, thanh Bào lạc, yên tinh thần.
6. Chủ trị: Giống huyệt Tâm thường 1, Tâm thường 2: Bệnh thấp khớp (Phong
thấp tính tâm tạng bệnh), đánh trống ngực (tâm quý), đau thắt ngực (hiệp tâm chứng),
nhồi máu cơ tim (tâm cơ ngạnh tắc), ung thư phổi (phế nham), lao phổi (phế kết hạch),
đau ngực (hung thống).
7. Cách châm: Kim 5 phân, châm thẳng 2-4 phân, hoặc dùng kim tam lăng chích
máu.
8. Cảm giác châm: Chướng đau tại chỗ.
9. Kinh nghiệm: Theo kinh nghiệm của thầy Hồ (胡師) huyệt Tâm thường 1, 2,
3 phối với huyệt Linh cốt, huyệt Đại bạch đặc hiệu trị ung thư phổi, phế khí thũng.
Chính thầy Hồ đã dùng các huyệt trên để chữa trị cho sáu bệnh nhân bị ung thư phổi
giai đoạn 2-3. Hơn nữa, thầy Hồ đã thấy sư phụ Đổng Cảnh Xương dùng các huyệt trên
điều trị khỏi cho 12 người được chẩn đoán bệnh ung thư phổi.
10. Phối huyệt:
(1). Huyệt Tâm thường ít khi sử dụng riêng, thường được phối với huyệt Linh
cốt, huyệt Đại bạch.
(2). Nhồi máu cơ tim: Trước chích huyết vùng Tâm, Phế ở sau lưng, và sau đó
có thể lấy huyệt Tâm thường và huyệt Tâm linh.
(3). Huyệt Tâm thường không chỉ điều trị bệnh Tâm, mà còn điều trị bệnh Phế.
Trị bệnh Phế có thể huyệt Tâm thường phối huyệt Linh cốt, huyệt Đại bạch, huyệt Tứ
mã hiệu quả tốt.
(4). Phế khí thũng: Huyệt Tâm thường, huyệt Linh cốt, huyệt Đại bạch.
(5). Hung bộ bệnh biến (bệnh ngực): Gia huyệt Linh cốt, Đại bạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *