HUYỆT TIỂU GIAN
(Xiao Jian 小間穴) 11.02 – Small Crevice
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/小間穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ lệch ra ngoài 3
phân, lên 2,5 phân (Đại gian lên 2,5 phân).
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón; liên quan tạng Tâm và Phế, lục phủ.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón trỏ lệch ra ngoài 3
phân, lên 2,5 phân là huyệt (Đại gian lên 2,5 phân).
4. Quy kinh: Nhập hai kinh Tâm, Phế.
5. Tính huyệt: Tuyên phế chỉ khái, tiêu thũng chỉ thống.
6. Chủ trị: Đờm màu vàng, khò khè phế quản, tức ngực, đánh trống ngực, đau
đầu gối, hiệu quả đặc biệt với sán khí (bệnh thoát vị, sưng hòn dái), đầy hơi đường
ruột, viêm giác mạc, viêm amidan, trẻ em hen suyễn, cam tích, viêm ruột.
7. Cách châm: Châm 5 phân, châm thẳng 2-4 phân. Hoặc dùng kim chích máu,
hiệu quả tương tự huyệt Đại gian.
8. Cảm giác châm: Tại chỗ hơi căng tức.
9. Ứng dụng: Theo kinh nghiệm lâm sàng của thầy Hồ (胡) 5 huyệt Đại gian,
Tiểu gian, Trắc gian, Trung gian, Hạ gian hiệu quả đặc biệt để điều trị sán khí (bệnh
thoát vị, sưng hòn dái). Trong 120 trường hợp điều trị thoát vị, 98 trường hợp được
chữa khỏi hoàn toàn, 17 trường hợp thuyên giảm và 5 trường hợp không hiệu quả. Tác
dụng đặc biệt để điều trị viêm ruột cấp tính và mãn tính. Khi châm kim cần quan sát
điểm phản ứng, nếu không hiệu quả không cao.
10. Kinh nghiệm: Nếu bệnh nhân bị thoát vị trong phần chẩn đoán lòng bàn tay
độc nhất của thầy Đổng đây là khí quản và bộ phận sinh dục nam, nếu có màu gân
xanh, thì các huyệt liên quan ở trên được dùng trong điều trị thoát vị hiệu quả rất cao.
11. Phối huyệt:
(1). Trừ hoàng đàm: Dùng các huyệt Đại gian, Tiểu gian, Trung gian.
(2). Bách nhật khái (ho): Dùng các huyệt Đại gian, Tiểu gian, Trung gian, huyệt
Tam sĩ (Thiên sĩ, Địa sĩ, Nhân sĩ).
3.Phù gian (11.03 Floating Crevice (Fu Jian浮間)
4.Ngoại gian 11.04 External Crevice (Wai Jian外間)