Rối loạn chuyển hóa lipid và pháp điều trị:
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
Lipid là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể (ở người bình thường, lipidcó thể chiếm tới 40% thể trọng), lipid còn tham gia vào cấu trúc tế bào (màng bào tương), đặc biệt là tổ chức thần kinh và nội tiết.
I. Khái niệm rối loạn chuyển hóa lipid
– Định nghĩa: Rối loạn lipid máu là là tình trạng thay đổi và/hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong huyết thanh.
– Người ta gọi là rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:
+ Tăng Cholesterol huyết tương
Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l
Tăng giới hạn:Cholesterol từ 5,2 đến 6,2 mmol/l
Tăng cholesterol máu khi >6,2 mmol/l (>240 mg/dl)
+ Tăng TG (Triglycerid) trong máu
Bình thường: TG máu <2,26 mmol/l (<200 mg/dl).
Tăng giới hạn: TG từ 2,26-4,5 mmol/l (200-400 mg/dl).
Tăng TG: TG từ 4,5–11,3mmol/l (400-1000mg/dl).
Rất tăng: TG máu > 11,3 mmol/l (> 1000 mg/dl).
+ Giảm HDL-C :
HDL-C là 1 Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Khác với LDL-C, nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch.
Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/l.
Khi HDL-C máu < 0,9 mmol/l (<35mg/dl) là giảm.
+ Tăng LDL–C :
Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/l (<130 mg/dl).
Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl).
Tăng nhiều khi: > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl).
+Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp
Khi Cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng 2,26 – 4,5 mmol/l.
II. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
– Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu
+ Chế độ ăn:
Ăn quá nhiều mỡ động vật.
Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều Cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần…).
Chế độ ăn dư thừa năng lượng.
Di truyền:
Tăng Cholesterol gia đình (thiếu hụt thụ thể với LDL).
Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia đình.
Tăng Cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen.
Thứ phát sau : hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh lý gan tắc nghẽn
– Nguyên nhân gây tăng Triglycerid máu
Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II.
Tăng TG có tính chất gia đình.
Béo phì.
Uống quá nhiều rượu.
Đái tháo đường.
Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.
– Nguyên nhân gây giảm HDL-C
Hút thuốc lá.
Béo phì.
Lười vận động thể lực.
Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Tăng TG máu.
Dùng thuốc chẹn bê ta giao cảm kéo dài.
Rối loạn gen chuyển hoá HDL.
III. Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu
Việc điều trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở đánh giá tình trạng rối loạn Lipid máu và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Điều trị thuốc và áp dụng chế độ ăn và luyện tập.
IV. Rối loạn chuyển hóa lipid và pháp điều trị của trung tâm y học Vũ Gia Đường
1. Thể tỳ hư đàm thấp
– Triệu chứng :
+ Người mệt mỏi
+ Ăn kém, không muốn ăn
+ Bụng đầy, người thường béo bệu, nặng nề
+ Đại tiện phân thường nát
+ Rêu lưỡi trắng, dày nhờn, lưỡi bệu, có ngấn răng, mạch trầm hoạt
– Pháp điều trị : kiện tỳ, hóa đàm, trừ thấp.
– Bài thuốc cổ phương : Lục quân tử thang
Đẳng sâm 12g Phục linh 12g
Bạch truật 12g Trích cam thảo 4g
Trần bì 8g Bán hạ chế 8g
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang , chia 2 lần
Tùy theo chứng bệnh mà có thể gia giảm thêm các vị thuốc như :
+ Đầy bụng khó tiêu ăn kém gia Bắc mộc hương, Sa nhân
+ Rối loạn lipid máu nặng thêm Sơn tra, Trạch tả, Ngưu tất, Hà thủ ô
2. Thể tỳ thận lưỡng hư ( đây là chứng bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu thường gặp ở người cao tuổi )
– Triệu chứng :
+ Người lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt nhợt, lưng gối đau mỏi
+ Đại tiện thường phân nhão nát, đi tiểu ít
+ Bụng thường có cảm giác đầy chướng
+ Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm nhược
+ Người có cảm giác nặng nề, thường thừa cân béo phì.
– Pháp điều trị : Ôn bổ tỳ thận
– Bài thuốc cổ phương : Thực tỳ ẩm
Bạch truật, Hậu phác, Binh lang, Bắc mộc hương, Mộc qua, Phụ tử chế, Thảo quả, Phục linh, Can khương, Cam thảo, Đại táo, Sinh khương
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
3. Thể can thận âm hư
– Triệu chứng:
+ Người bệnh thường váng đầu , chóng mặt hay quên, thường mất ngủ, tai ù,
+ Miệng và họng thường khô, hay đau tức vùng mạn sườn
+ Lưng gối đau mỏi, nữ giưới thường kinh nguyệt ít,
+ Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế sác
– Pháp điều trị : Tư bổ can thận.
– Bài thuốc cổ phương: Kỷ cúc địa hoàng hoàn
Thục địa 16g Phục linh 8g
Hoài sơn 12g Đan bì 8g
Sơn thù 12g Trạch tả 12g
Kỷ tử 12g Cúc hoa 12g
Có thể sử dụng dưới dạng viên hoàn ngày 20 g chia 2 lần
Dùng dưới dạng thang sắc thì thêm một số vị thuốc : Hà thủ ô, Ngưu tất, Sơn tra, Thương truật , ý dĩ,…
V. Phòng bệnh
Cần đặc biệt quan tâm điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống.
– Chế độ ăn uống :
+ Tránh hay giảm các loại thịt mỡ động vật, trứng, sữa toàn phần, phủ tạng động vật, các loại phomat, kem…
+ Tăng cường ăn dầu thực vật, cá là thực phẩm có nhiều axit béo không bão hòa, hoa quả tươi, rau, mướp đắng, các loại ngũ cốc.
Chế độ ăn phải duy trì lâu dài cho dù dùng thuốc hay không dùng thuốc.
– Ở bệnh nhân béo phì phải giảm cân nặng.
– Chế độ sinh hoạt :
+ Làm việc điều độ, tránh các stress, nghỉ ngơi giải trí điều hòa, bỏ thuốc lá.
+ Tăng cường vận động, thể dục, đi bộ…
+ Điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.
Lời khuyên cho người bệnh: Nếu bạn bị rối loạn lipid máu, mức độ nhẹ thì hãy áp dụng chế độ ăn uống luyện tập. Nếu mà các chỉ số về mỡ máu ở mức cao bạn nên lựa chọn các phương pháp y học cổ truyền vừa an toàn và hiệu quả để điều trị.
Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất: