VIÊM MŨI DỊ ỨNG

VIÊM MŨI DỊ ỨNG
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Y học hiện đại
– Khái niệm: viêm mũi dị ứng phân thành 2 loại: theo lứa tuổi và theo mùa.
Viêm mũi phản ứng dị ứng theo lứa tuổi lại phân thành viêm mũi dị ứng và viêm mũi do co thắt mạch máu (liên quan đến bệnh nội tiết, bệnh thần kinh hoặc các nhân tố gây dị ứng khác). Triệu chứng xuất hiện không liên quan đến thay đổi thời tiết.
Viêm mũi phản ứng theo thời tiết (viêm mũi phấn hoa), triệu chứng bệnh
xuất hiện theo mùa, nói chung diễn biến tƣơng đối nặng, thường thấy ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa họng, ho, nếu nặng có thể gây khó thở.
– Nguyên nhân:
+ Thể tạng dị ứng: thƣờng kết hợp với các bệnh có tính chất dị ứng khác như viêm da dị ứng, hen phế quản; bệnh có tính chất gia tộc, có thể liên quan đến yếu tố, di truyền.
+ Tiếp xúc: hít phải các chất kích ứng như bụi nhà, phấn hoa, vi khuẩn, lông động vật, hóa chất.
+ Ăn uống: hầu hết các chất ăn uống đều có thể gây dị ứng như bột ngũ cốc, thịt gà, sữa bò; thuốc kháng sinh.
+ Vi khuẩn và độc tố.
+ Dịch tiêm truyền.
+ Vật tiếp xúc: cao su, áo lông thú.
+ Các nhân tố khác: thời tiết thay đổi đột ngột, ra nắng, tia tử ngoại, rối loạn nội tiết, toan chuyển hóa.
2. Y học cổ truyền
– Y học cổ truyền mô tả các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thuộc phạm trù tỵ cửu.
– Nguyên nhân phát bệnh thường do rối loạn chức năng tạng phủ, chủ yếu liên quan đến tạng phế, thận, tỳ.
– Nguyên nhân ngoại cảm: thường do ngoại cảm phong hàn xâm nhập vào tị khiếu gây nên.
II. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Phế khí hư tổn, cảm thụ phong hàn
– Phế có chức năng chủ tuyên phát, chủ bì mao; nếu phế khí hư nhược, vệ ngoài bất cố, làm phong hàn sẽ thừa cơ xâm nhập.

– Phế cảm thụ phong hàn làm cho phế khí không lưu thông gây nên chứng tỵ cửu.
2. Phế tỳ khí hư
Phế chủ khí, tỳ là nguồn sinh huyết; nếu tỳ khí hư nhược làm cho phế khí bất túc gây rối loạn chức năng tuyên giáng làm cho tân dịch đình tụ. ứ trệ tân dịch lâu ngày ở tỵ khiếu sẽ gây nên chứng tỵ cửu.
3. Thận khí hư
Thận chủ thủy, chủ nạp khí, là cội nguồn của khí, chủ mệnh môn hỏa; nếu tinh khí của thận sung túc thì phế sẽ được ôn dưỡng. Nếu thận khí bất túc, khí không quy nguyên, rối loạn nhiếp nạp làm phế không được ôn dưỡng, dương khí dễ bị hao tán, đưa lên tỵ khiếu gây nên chứng bệnh này.
III. PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
1. Phế khí hư hàn

– Lâm sàng: ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục, có lúc chảy nhiều nước mũi trong, tắc mũi, giảm khả năng ngửi mùi vị, sợ gió lạnh, dễ bị cảm mạo, mệt mỏi, ngại nói, có thể tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng, chất lƣỡi hồng nhạt, mạch hư nhược.
– Pháp điều trị: ôn bổ phế khí, khứ phong tán hàn.
– Phương thuốc: “Ngọc bình phong tán” gia vị.
Thành phần:

Phòng phong 12g Hoàng kỳ 20g Bạch truật 12g
Đại táo 15g Thƣơng nhĩ tử 10g

Các vị trên sắc uống ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, nhập biểu thực vệ. Phế khí đầy đủ thì biểu cố vệ thực. Bạch truật có tác dụng ích khí kiện tỳ; hoàng kỳ phối hợp với bạch truật có tác dụng bổ tỳ vị làm cho khí huyết có nguồn hóa sinh, doanh âm tuần hành đúng đường. Như vậy thì mồ hôi sẽ không ngoại tiết và tà sẽ không dễ xâm nhập vào trong.

Phòng phong tính vị ngọt ấm không táo, với liều lượng ít hơn để mà
khứ phong tà.

Hoàng kỳ khi được phối hợp với Phòng phong sẽ cố biểu mà không lưu tà; Phòng phong khi có Hoàng kỳ sẽ khứ tà mà không thương chính.Thương nhĩ tử tính vị cay ấm, có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu chỉ thống; đại táo để tăng cường tác dụng ích khí bổ hƣ.
2. Phế tỳ khí hư

– Lâm sàng: tắc mũi, nước mũi trong loóng hoặc trắng đặc, giảm khả năng ngửi mùi, niêm mạc mũi phù nề. Bệnh kéo dài, tái phát từng đợt, kèm theo chóng mặt, đau đầu, hụt hơi, mỏi mệt, ăn kém, đại tiện phân nát, chất lƣỡi bệu nhợt, có ấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch nhu nhược.
– Pháp điều trị: kiện tỳ ích phế, bổ phế liễm khí.
– Bài thuốc: “Tứ quân tử thang” gia vị.
Thành phần:

Nhân sâm 06g Bạch truật 12g Bạch linh 10g
Cam thảo 10g Kha tử 10g Ngũ vị tử 10g
Tân di 12g Hoàng kỳ 20g Phù tiểu mạch 15g

Các vị trên sắc uống ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Bài Tứ quân tử thang (nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo) có tác dụng bổ ích phế khí, kiện tỳ. Hoàng kỳ tăng cƣờng tác dụng bổ khí cố vệ. Kha tử, ngũ vị tử, phù tiểu mạch để thu liễm cố sáp. Tân di tính vị cay ấm, có tác dụng tuyên thông tỵ khiếu.
3. Thận dương hư
– Lâm sàng: thường gặp ở thể viêm mũi phản ứng dị ứng theo tuổi; biểu
hiện ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục, bệnh nặng về sáng sớm và chiều tối, niêm mạc mũi trắng nhợt, phù nề. Nếu thiên về thận dương hư thấy kèm theo chân tay lạnh, sợ lạnh, sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, đau lưng, mỏi gối, di tinh, tảo tiết, tiểu tiện trong nhiều, đái đêm nhiều lần, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế nhược.
– Pháp điều trị: bổ phế ôn thận.
– Bài thuốc: “Kim quỹ thận khí hoàn” gia vị.
Thành phần:

Sinh địa 12g Sơn thù 10g Hoài sơn 12g
Quế chi 12g Phụ tử 06g Bạch linh 10g
Trạch tả 15g Đan bì 10g Kim anh tử 10g
Cáp giới 12g Nhục thung dung 12g

Các vị trên sắc uống ngày 01 thang.
4. Thận âm hư
– Lâm sàng: thường gặp ở thể viêm mũi phản ứng dị ứng theo tuổi. Ngứa
mũi, chảy nước mũi liên tục, bệnh nặng về sỏng sớm và chiều tối, niêm mạc mũi trắng nhợt, phù nề. Người gầy, mệt mỏi, ù tai, hay quên, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
– Pháp điều trị: tư dưỡng thận âm.
– Bài thuốc: “Tả quy hoàn”.
Thành phần:

Thục địa 12g Sơn thù 10g Hoài sơn 12g
Kỷ tử 10g Ngƣu tất 12g Thỏ ty tử 12g

 

Quy bản 12g Lộc giác giao 15g

Các vị trên sắc uống ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Thục địa có tác dụng tư âm bổ thận; quy bản, lộc giác có tác dụng bổ tinh ích tủy; sơn thù có tác dụng thu liếm cố sáp, dưỡng can tư thận. Hoài sơn có tác dụng bổ khí kiện tỳ; kỷ tử có tác dụng bổ thận ích tinh. Thỏ ty tử có tác dụng bình bổ âm dương, cố thận sáp tinh. Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, bổ thận ích can.
– Gia giảm:
+ Nếu niêm mạc phù nề nhiều (do tỳ hƣ thấp khốn, đàm trọc ứ trệ) thì gia Xa tiền tử 20g, trạch tả 20g, hải tảo 15g.
+ Nếu cần khứ đàm tán kết thì gia bối mẫu 08g, qua lâu nhân 12g, bán hạ chế 10g.
+ Nếu tắc mũi nhiều, niêm mạc mũi nhợt thì gia tế tân 05g, mộc hương 10g, quế chi 12g.
+ Nếu nước mũi chảy nhiểu thì gia kim anh tử 12g, kha tử 12g, ngũ vị tử 10g.
5. Biện pháp khác
– Châm cứu: huyệt phong trì, nghinh hƣơng, phế du, tỳ du, thận du.
– Nhĩ châm: điểm nội tiết, điểm mũi, phế, thận, thần môn.
– Thủy châm: sinh tố nhóm B vào các huyệt châm.
IV. KẾT LUẬN
– Theo YHCT, các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng xếp thuộc phạm trự tị cửu.
– Nguyên nhân phát bệnh thường do rối loạn chức năng tạng phủ, chủ yếu liên quan đến tạng phế, thận, tỳ.
Nguyên nhân ngoại cảm: thường do ngoại cảm phong hàn xâm nhập vào tị khiếu gây nên.
– Trong quá trình biện chứng cần phân biệt rõ hàn nhiệt hư thực để đƣa ra pháp điều trị cho phù hợp

Mọi chi tiết liên hệ với Ths Bs Vũ Trí Linh 0906799222

Cơ sở 1: Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Vũ Gia Đường

Lk83, No02 Khu dịch vụ cây Quý, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 2: Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Hùng Linh Đương

Số 18, Ngách 1/1, Phố Mộ Lao, Đường Vũ Trọng Khánh, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *