VIÊM XOANG

VIÊM XOANG
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Y học hiện đại
a. Viêm xoang cấp tính
– Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính. Thông thường một xoang bị viêm, có khi cả hai bên, hoặc lan ra cả xoang sàng, xoang trán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang.
– Nguyên nhân:
Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp tính, hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng.
Các kích thích lý, hóa các hơi khí hóa chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm nhóm xoang trước cấp tính.
Chấn thương do hỏa khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.
Các yếu tố tại chỗ như: dị hình vách ngăn gây ứ tắc dịch tiết trong xoang.
Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái tháo đường…
– Tiến triển :
Viêm nhóm xoang trước cấp tính có thể tự khỏi nếu loại trừ nguyên nhân và dẫn lưu tốt tránh ứ đọng trong xoang.
Thường dễ chuyển thành viêm xoang mạn tính.
Có thể ảnh hưởng đến mắt gây viêm màng tiếp hợp, tới đường hô hấp gây viêm khí phế quản.
b. Viêm xoang mạn tính
– Viêm xoang mạn tính là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc
xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ.
– Nguyên nhân:
Do viêm xoang cấp tính điều trị không đúng mức, tái phát nhiều lần.
Vẹo vách ngăn cao, phì đại cuốn mũi giữa, dị ứng, gây nên tình trạng dẫn lưu kém, dài không thoát mủ ra khỏi xoang được (vì lỗ thông tự nhiên bị tắc) hoặc sau một viêm xoang cấp tính có hoại tử xương ở bệnh nhiễm trùng, cúm sởi… hoặc sau một viêm xoang mủ do răng.
Vai trò thể địa cũng rất quan trọng, nhất là thể địa dị ứng. Dị ứng dẫn tới
nhiễm trùng phát triển và khi bị nhiễm trùng, làm dị ứng nặng lên. Do đó điều trị bệnh thuyên giảm nhưng ít khi khỏi hẳn.
2. Y học cổ truyền
YHCT mô tả các triệu chứng bệnh viêm xoang thuộc phạm trù thương phong tỵ tắc, tỵ thất.
– Nguyên nhân bệnh sinh.
+ Ngoại cảm phong hàn: phế khai khướu ở mũi, chủ bì mao, do vệ khí bất cố, phong hàn tà thừa cơ xâm nhập, bì mao thụ tà phạm phế, thanh túc thất thường, tà độc thượng nghịch lên tỵ khướu mà gây bệnh.
+ Phế kinh phong nhiệt: do phong nhiệt tà xâm phạm, từ miệng đến mũi,
trước hết là phạm phế hoặc phong hàn tà lâu ngày uất kết hóa nhiệt dẫn đến phế bất thanh túc, tuần kinh thừa cơ thiêu đốt các xoang mà gây nên bệnh.
+ Đởm phủ uất nhiệt: đởm là phủ kỳ hằng, tính của nó là cương liệt, bệnh lý biến hóa đa dạng, hỏa nhiệt cang thịnh, lại ăn uống nhiều chất béo, ngọt, thấp nhiệt nội uẩn, hoặc tình chí thất thường đởm mất sơ tiết, khí uất hóa hỏa hoặc phế nhiệt ung thịnh, ảnh hƣởng đến can đởm đều có thể làm cho đờm hỏa tuần kinh thượng
phạm mà gây nên bệnh.
+ Tỳ kinh thấp nhiệt: do ăn uống nhiều chất béo, ngọt, uống rượu dẫn đến thấp nhiệt nội sinh, uất khí tàng vị gây nên khí cơ thăng giáng thất điều, thấp nhiệt tuần kinh gây trở tắc tỳ khướu, nhiệt thiêu đốt cơ, niêm mạc xoang mà gây bệnh.
+ Phế khí hƣ hàn: bệnh mắc lâu ngày gây nên mất dinh dưỡng dẫn đến tạng phế hư nhược, phế khí hư tắc vệ khí bất cố, dễ cảm phải ngoại tà, phế khí không đầy đủ, làm cho tà độc dễ lưu trệ mà gây nên bệnh.
+ Tỳ khí hư nhược: do ăn uống không điều độ, bệnh hư quá độ, tỳ vị thụ thương, khí huyết hóa sinh không đầy đủ dẫn đến dinh dưỡng vùng xoang giảm sút, tỳ hư mất kiện vận, thanh dương bất thăng, thấp trọc đình lưu mà dẫn đến bệnh.
II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Biện luận chứng bệnh viêm xoang cần phân biệt rõ hư và thực.
– Bệnh thuộc thực thì thấy bệnh cấp tính, bệnh diễn biến ngắn. Nguyên nhân thường do ngoại cảm phong hàn, phế kinh phong nhiệt, đởm phủ uất nhiệt hoặc tỳ kinh thấp nhiệt gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau đầu nhiều, nước mũi vàng dính, mùi hôi.
– Bệnh thuộc hư thì thấy bệnh diễn biến kéo dài, lâu khỏi. Nguyên nhân chủ yếu do phế tỳ lưỡng hư. Khi biện luận cần nêu rõ chứng phế khí hư hàn và tỳ khí hư nhược. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nước mũi chảy nhiều, màu trắng, không có mùi hôi.
III. PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
1. Ngoại cảm phong hàn
– Lâm sàng: bệnh mới phát, ngạt mũi , chảy nước mũi trong, bệnh lâu ngày, nước mũi màu vàng lẫn mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo các triệu chứng toàn thân như: sợ lạnh, sốt, nhức đầu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
– Pháp điều trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế thông khiếu
– Bài thuốc: “Lệ trạch thông khí thang” gia vị.
Thành phần:

Phòng phong 12g Thăng ma 10g Khươ hoạt 10g
Độc hoạt 10g Ma hoàng 06g Bạch chỉ 12g
Cát căn 12g Tế tân 06g Tân di 08g
Cát cánh 06g Cam thảo 10g Thương nhĩ tử 10g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Phòng phong, khương hoạt có tác dụng phát biểu tán hàn, khứ phong chỉ thống.
Bạch chỉ có tác dụng khứ phong tán hàn, chỉ thống bài nùng.

Thương nhĩ tử có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu chỉ thống. Ma hoàng có tác dụng tuyên phế bình xuyễn.

Cát căn có tác dụng phát tán phong nhiệt.

Thăng ma có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải độc, phối hợp với cát cánh có tác dụng tiêu đàm và đưa thuốc lên trên.

Tế tân, tân di có tác dụng phát tán phong hàn, tuyên thông tỵ khiếu.
Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc.
2. Phế kinh phong nhiệt
– Lâm sàng: thƣờng chảy nước mũi màu vàng lẫn mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, ho, khạc đờm màu vàng, miệng kho, đau họng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch phù sác.
– Pháp điều trị: sơ phong thanh nhiệt, thông khiếu.
– Bài thuốc: “Thương nhĩ tán” gia vị.
Thành phần:

Tân di 10g Thương nhĩ tử 10g Bạch chỉ 12g
Bạc hà 12g Thông bạch 12g Cúc hoa 10g
Tang diệp 12g Hoàng cầm 12g Liên kiều 12g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Hoàng cầm, liên kiều có tác dụng thanh nhiệt giải độc thượng tiêu. Tân di có tác dụng tuyên thông tỵ khiếu. Thương nhĩ tử có tác dụng tán phong thấp, thông khiếu chỉ thống. Bạch chỉ có tác dụng giải biểu tán phong, chỉ thống bài nùng.
Thông bạch có tác dụng thông dương. Cúc hoa, tang diệp, bạc hà có tác dụng tăng cường phát tán phong nhiệt.
– Gia giảm:
+ Nếu kèm đau mỏi cổ gáy gia mạn kinh tử 12g, cát căn 12g. Nếu đau nhức hai bên thái dương thì gia sài hồ 12g.
+ Nếu ho và khạc đờm nhiều thì gia cát cánh 06g, hạnh nhân 10g, qua lâu nhân 10g.
3. Đởm phủ uất nhiệt
– Lâm sàng: nước mũi đặc, sắc vàng, ngạt tắc mũi, giảm khứu giác, đau đầu,
chóng mặt, đắng miệng, khô họng, ù tai, đau tức mạn sườn, chất lưỡi hồng, rêu
vàng, mạch huyền sác.
– Pháp điều trị: thanh tiết đởm nhiệt, lợi thấp thông khiếu.
– Phương thuốc: “Ký thụ hoắc hương hoàn” gia vị.
Thành phần:

Hoắc hương 10g Mộc thông 12g Nhân trần 12g
Chi tử 10g Long đởm thảo 12g Hoàng cẩm 12g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Hoắc hương có tác dụng phương hương hóa thấp. Chi tử có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lợi thấp giải độc. Hoàng cầm, long đởm thảo có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa can đởm. Nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, lợi đởm. Mộc thông có tác dụng lợi niệu thông lâm.
– Gia giảm:
+ Nếu tắc mũi nặng thì gia tân di 08g, nga bất thực thảo 12g để thanh nhiệt thông khiếu.
+ Nếu đau đầu nhiều thì gia mạn kinh tử 12g, cát căn 12g.
4. Tỳ kinh thấp nhiệt
– Lâm sàng: ngạt mũi, chảy nước mũi đặc và nhiều, chảy liên tục, xoang hàm
và xoang trán đau, nhức đầu, ợ hơi, bụng đầy tức, mệt mỏi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch hoạt sác.
– Pháp điều trị: thanh tỳ tả nhiệt, lợi thấp khứ trọc.
– Bài thuốc: “Cam lộ tiêu độc đan” gia vị.
Thành phần:

Hoạt thạch 20g Nhân trần 12g Hoàng cầm 12g
Xương bồ 12g Bối mẫu 06g Hoắc hương 12g
Liên kiều 12g Bạch đậu khấu 12g Mộc thông 12g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Hoạt thạch có tác dụng thanh nhiệt giải thử, thấm lợi thấp nhiệt làm cho thấp nhiệt bài xuất ra ngoài theo đường tiểu tiện.. Nhân trần có tác dụng thanh thấp nhiệt ở can đởm tỳ vị, đưa thấp nhiệt xuống dưới. Hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt giải độc táo thấp. Mộc thông giúp thanh lợi thấp nhiệt. Bối mẫu có tác dụng tiêu đàm, thông lợi hầu họng. Liên kiều có tác dụng thanh nhiệt giải độc thượng tiêu. Xương bồ, bạch đậu khấu, hoắc hương có tác dụng phương hương hóa trọc, tỉnh tỳ hòa trung.
– Gia giảm: nếu nước mũi màu vàng đục, chảy nhiều thì gia xa tiền tử 20g, ngư tinh thảo 15g, thiên hoa phấn 12g để tăng cường thanh nhiệt lợi thấp bài nùng.
5. Phế khí hư hàn
– Lâm sàng: nước mũi chảy nhiều, màu trắng và dính, bệnh kéo dài không hết, mệt mỏi, bệnh tăng khi gặp lạnh, tự ra mồ hôi, sợ gió, hụt hơi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch vi.
– Pháp điều trị: ôn bổ phế khí, sơ phong tán hàn.
– Bài thuốc: “Ôn phế chỉ lƣu đan” gia vị.
Thành phần:

Kha tử 06g Cam thảo 10g Cát cánh 08g
Tế tân 05g Kinh giới 12g Nhân sâm 05g
Hoàng kỳ 20g Bạch truật 15g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Kha tử có tác dụng liễm phế chỉ khái, lợi yết khai âm. Cát cánh có tác dụng tiêu đàm, thanh lợi hầu họng. Nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo có tác dụng bổ ích phế khí. Kinh giới, tế tân có tác dụng phát biểu tán phong, ôn phế hóa ẩm, thông khiếu chỉ thống.
– Gia giảm:
+ Nếu phế khí hư, dễ bị cảm mạo thì gia hoàng kỳ 20g, phòng phong 12g để ích khí cố biểu.
+ Nếu nước mũi chảy nhiều thì gia mộc thông 12g, trạch tả 15g để khứ thấp bài nùng.
3.6. Tỳ khí hư nhược
– Lâm sàng: nước mũi nhiều, màu trắng, dính, không mùi vị, rối loạn khứu giác, ăn uống kém, bụng trướng, mệt mỏi, đại tiện phân nát, sắc mặt vàng, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch vô lực.
– Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí, thanh lợi thấp trọc.
– Bài thuốc: “Bổ trung ích khí thang” gia giảm.
Thành phần:

Hoàng kỳ 20g Nhân sâm 05g Bạch truật 12g
Cam thảo 10g Đương quy 12g Thang ma 12g
Sài hồ 12g Trần bì 10g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích bài thuốc:
Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí cố vệ. Nhân sâm, bạch truật, cam thảo có tác dụng bổ khí kiện tỳ. Đương quy để dƣỡng huyết hòa doanh. Trần bì có tác dụng lý khí hào vị. Sài hồ, thăng ma có tác dụng thăng tán.
– Gia giảm:
+ Nếu đau đầu, chóng mặt thì gia bạch chỉ 12g, xuyên khung 12g, bạch tật lê 10g.
+ Nếu mũi tắc nhiều thì phối hợp với bài Thương nhĩ tán, gia hoắc hương 10g.
IV . KẾT LUẬN
Viêm xoang là tình trạng bệnh lý thường gặp, thường gặp dưới hai thể cấp và mạn tính. Y học cổ truyền mô tả viêm xoang thuộc phạm trù thương phong tỵ tắc, tỵ thất.
Nguyên nhân thường do cảm thụ ngoại tà ở bên ngoài trên cơ sở chính khí suy giảm ở bên trong. Trong quá trình biện chứng luận trì cần biện ró bệnh thuộc hư hay thực, tính chất bệnh thuộc hàn hay nhiệt từ đó phân thành các thể bệnh để điều trị.

 

Mọi chi tiết liên hệ

 Ths Bs Vũ Trí Linh 0906799222

Cơ sở 1: Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Vũ Gia Đường

Lk83, No02 Khu dịch vụ cây Quý, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 2: Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Hùng Linh Đương

Số 18, Ngách 1/1, Phố Mộ Lao, Đường Vũ Trọng Khánh, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *