CHƯƠNG 4 :THUỐC TRỤC THỦY VỊ THUỐC ĐÔNG Y

                      CHƯƠNG 4 :THUỐC TRỤC THỦY VỊ THUỐC ĐÔNG Y
A.ĐẠI CƯƠNG
 Thuốc trục thủy là những vị thuốc gây tả hạ rất mạnh, sau khi dùng bệnh nhân có thể dẫn đến đi tả đi tiểu liên tục. Do đó thích hợp cho những trường hợp phù nề nặng: phù thũng cổ chướng, ứ nước màng phổi, ứ nước màng tim.
Thuốc trục thủy có tính năng mạnh: vị đắng, tính hàn; đưa nước ra ngoài qua đường đại tiện và tiểu tiện. Đa số các vị thuốc có tính độc. Một số tài liệu xếp chương này vào chương thuốc tả hạ.
Khi dùng các vị thuốc này nên chú ý:
    Sức khỏe của bệnh nhân, những người yếu không nên dùng.
    Phải có sự phối ngũ thích hợp để hòa hoãn tính năng của vị thuốc, hoặc làm tăng tác dụng của vị thuốc đạt yêu cầu chữa bệnh.
    Chú ý liều dùng của thuốc.
    Dùng đúng chỉ định và chống chỉ định của vị thuốc. Cấm dùng cho phụ nữ có thai.
    Theo dõi chặt chẽ người bệnh sau khi dùng thuốc; sử lý kịp thời những tai biến sảy ra.
    Chú ý bào chế làm giảm độc tính, giảm bớt tính mãnh liệt của vị thuốc.
B. MỘT SỐ VỊ THUỐC
1.    KHIÊN NGƯU TỬ (hắc sửu, bạch sửu)
  khiên ngưu tử tươi - thuốc trục thủyDùng hạt cây bìm bìm
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, thận, bàng quang.
Công năng: trục thủy, sát trùng.
Chủ trị:

khiên ngưu tử hạt khô - thuốc trục thủy
    Trục thủy tả hạ: dùng khi đại tiểu tiện bí kết, dùng dạng bột mịn, 4g/lần uống với nước sôi để nguội.
    Trục thủy trừ phù thũng: dùng trong trường hợp phù bụng, thực chứng; có thể dùng trong viêm thận mãn tính, viêm gan mãn tính.
    Tẩy giun đũa.
Liều dùng: 4 – 12g/ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, những người tỳ hư không nên dùng.
Chú ý: khiên ngưu  dùng sống, phơi khô, giã giập hoặc tán bột mịn thì tác dụng mạnh; sao vàng tác dụng sẽ kém hơn.
2.    Đình lịch tử
 đình lịch tử - thuốc trục thủy
Dùng hạt cây đình lịch.
Tính vị: vị cay, đắng; tính đại hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, bàng quang.
Công năng: tả phế hành thủy, trừ đàm bình suyễn.
Chủ trị:
–    Chữa khó thở do ứ nước màng phổi; bài Đình lịch đại táo tả phế thang: đình lịch tử, đại táo.
–    Lợi niệu trừ phù thũng.
Liều dùng: 3:  8g/ngày.
Kiêng kỵ: hen phế quản, tâm phế mãn, phù do thiếu, bàng quang khí kém gây bí tiểu tiện không nên dùng.
3.    Cam toại
  cây cam toại tươi - thuốc trục thủyDùng rễ của cây cam toại
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ, phế, thận.
Chủ trị:

cam toại khôDùng trong trường hợp phù bụng, lồng ngực tích nước, dẫn đến khó thở.
    Dùng trong trương hợp phù lại bí đại tiểu tiện thì phối hợp với khiên ngư, đại táo sắc uống.
Liều dùng: 1- 2g/ngày.
Kiêng kỵ: những người không có phù, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai cấm dùng.
Chú ý:
    Cam thảo phản cam toại.
    Khi dùng có thể chế biến bằng cách nấu với đậu phụ hoặc nấu với giấm để giảm độc tính.
    Cam toại có tách dụng kích thích ruội gây tả mạnh, sau khi chế với giấm sức tả hạ có giảm đi. Các chất kansuini A,B có tác dụng giảm đau, đồng thời cũng là chất có độc tính.
    Ở Việt Nam còn dùng rễ cây Niệt gió. Vị đắng, hơi cay, tính lạnh, có độc, mới dùng trong phạm vi nhân dân.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *