ĐÁI DẦM

ĐÁI DẦM

(Dạ Niệu)

  1. Khái quát
  • Đái dầm là trạng thái ban đêm ngủ tiểu không tự chủ, thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Về phương diện sinh lý, trẻ nhỏ có thể kiểm soát sự tiểu tiện vào những thời kỳ từ 17 tháng trở đi. Nước tiểu do nội thận bài tiết ra, chảy dần xuống bang quang, chỉ được cho ra ngoài khí bang quang đầy làm phản ứng cơ bàng quang. Khi trẻ được 18 tháng hệ thần kinh của trẻ tăng trưởng điều hòa, trẻ sẽ có khả năng kiềm chế cơ bang quang và tiểu theo ý muốn. Từ năm 2- 3 tuổi nếu trẻ đái dầm đó là trạng thái sinh lý bình thường nhưng nếu trên 4 tuổi trở lên là dấu hiệu bệnh lý, cần điều chỉnh.
  • Theo các nghiên cứu, tỉ lệ ở trẻ 5 tuổi là 7% ở bé trai, 3% ở bé gái, đến 10 tuổi tỉ lệ này giảm xuống còn 3% ở bế trai và 2% ở bé gái; đến tuổi 19 vẫn còn khoảng 1%trẻ em bị đái dầm. Hầu hết trẻ đái dầm có thể có cơ thể và cảm xúc bình thường
  • Đông y gọi là Niệu sàng, tiểu nhi di niệu
  1. Nguyên nhân
  • Đa số do tiên thiên bất túc.
  • Hạ tiêu hư hàn, mất chức năng bế tang.
  • Tỳ phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên bệnh.
  • Thấp nhiệt uất kết bàng quang, mất chức năng khí hóa gây nên bệnh.
  • Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” ghi: “Ngủ mà đái dầm… do âm khí thịnh, dương khí suy, Bàng quang và Thận khí đều bị lạnh không ôn chế được Thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm”.
  • Sách “Loại chứng rị tài” ghi: “Ngủ mà đái dầm, đa số do hạ nguyên hư hàn”.
  • Đái dầm có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Theo nhà nghiên cứu Chester thì 58% số bé gái và 74% trong số các bé trai đái dầm thì có 1 hoặc cả 2 bố mẹ có tiền sử đái dầm.
  • Chứng đái dầm thường được chia làm 2 loại: Tiên phát ( bị đái dầm liên tục từ hồi còn bé) và thứ phát (khi còn bé đứu trẻ đái dầm, nhưng sau đó không đái dầm ít nhất 3 – 6 tháng rồi đái dầm trở lại). Đa số trường hợp đái dầm là không rõ nguyên nhân. Người ta cho là do chậm chin mùi của vỏ não không đủ kiểm soát được bàng quang và cơ vòng. Chỉ có koangr 2 % có thể tìm thấy nguyên nhân thực thể như nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh lý hệ thần kinh hoặc dị dạng đường tiết niệu, đái tháo đường.
  • Theo bác sĩ Hassink hầu hết đái dầm đều tự khỏi bệnh, một số trẻ bị đái dầm trước sau rồi cũng hết, mục đính đều trị làm cho hết đái dàm sớm hơn.
  1. Phân thể

Nhìn chung trẻ tiểu qua quần khi ngủ, sau khi tỉnh dậy mới biết. Một đêm 1 lần hoặc nhiều lần. Có khi ngủ ban ngày cũng đái, khi thức thì tiểu lại bình thường không có dấu hiệu bệnh lý gì về đường tiểu. Bệnh không có gì nặng, trẻ vẫn sống bình thường, chơi đùa, ăn uống bình thường. Bệnh chỉ gây khó chịu cho gia đình vì phải thay giường chiếu mỗi ngày, nếu không nước tiểu trẻ đái dầm lên men gây mùi nồng nặc khó chịu.

    1. Hạ tiêu hư hàn
  • Triệu chứng: đái lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch trầm trì.
  • Pháp: ôn bổ thận dương, súc niệu, cố sáp.
  • Phương:

+ Sách : Loại chứng trị tài” viết: “Nên dùng bài “Tang phiêu tiêu hoàn (Long cốt 20g, Ngũ vị tử 20g, Phụ tử 20g, Tang phiêu tiêu 7 cái)”. Nếu tiểu mà không biết thì phải làm cho Tâm Thận giao nhau, dùng bài Khấu thị tang phiêu tiêu tán (Đương quy, Long cốt, Nhân sâm, Phục linh, Quy bản, Tang phiêu tiêu, Thạch xương bồ, Viễn trí”.

+ Sách “Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc” viết: Thực nhiệt, dùng bài “Thẩm Thị bí tuyền hoàn, Nếu có hàn bỏ chi tử thêm Sơn thù, Ba kích.

    1. Tỳ phế hư tổn, Bàng quang thất ước
  • Triệu chứng: đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi, chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế.
  • Pháp: Bổ khí, kiện tỳ, cố phao.
  • Phương: Bổ trung ích khí gia Hoài sơn, Ngũ vị tử, tang phiêu tiêu.
    1. Thấp nhiệt xâm nhập bên dưới
  • Triệu chứng: đái dầm lượng ít, lòng bàn tay và chân nóng, lưỡi vàng dày mạch sác.
  • Pháp: thanh nhiệt lợi thấp.
  • Phương: bài Bát chính tán.
    • Thận dương hư nhược
  • Triệu chứng: đái dầm, chân tay lạnh, tiểu tiện trong dài, mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
  • Pháp: ôn thận cố phao.
  • Phương: bài Củng đê hoàn.

Phòng chẩn trị YHCT Vũ Gia Đường

Ths.Bs.Vũ Trí Linh

0906799222

Trilinh07@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *