TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Tiểu Tiện Thất Cầm- Niệu Thất Cầm

  1. Khái quát
  • Tiểu không tự chủ là trạng thái đi tiểu nhiều lần, muốn là phải đi tiểu ngay, cũng có khi nước tiểu ra mà không biết.
  • Ban đêm trong khi đi ngủ mà nước tiểu tự ra, gọi là Niệu sàng.
  • Ban ngày lúc tỉnh táo mà nước tiểu cũng cứ ra, gọi là “Tiểu tiện thất cấm” (Tiểu không tự chủ).
  • Thường gặp nơi những người sau khi sinh xong, những người lớn tuổi, bệnh lâu ngày, tình chí không thoải mái.
  • Đối với y học hiện đại là chứng rối loạn thần kinh công năng đường tiểu, một số biến chứng về đường tiểu.
  1. Nguyên nhân
  • Các sách cổ đều cho rằng tiểu không tự chủ là do hư. Thiên “Tuyên minh ngũ khí luận” viết “Bàng quang không lợi thành chứng long (tiểu tiện vít, đau) hoặc bất cước ( tức tiểu tiện bất cấm), và di niệu ( tiểu không tự chủ). Thiên “Bản du” viết “…hạ tiêu thực thì sinh ra chứng bí tiểu, hư thì sinh ra chứng tiểu không tự chủ”. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” viết “Người bị mất ngủ, tiểu nhiều là do âm khí thịnh, dương khí hư”.
  • Như vậy tiểu không tự chủ do bàng quang không kiềm chế được mà Bàng quang không kiểm chế được do công năng của phế, tỳ, thận bị suy yếu. Vì thận chủ nhị tiện, có quan hệ biểu lý với Bàng quang, thận suy yếu không ức chế được thủy dịch gây bệnh
  1. Phân thể
    1. Thể Thận dương bất túc, hạ nguyên hư lãnh:
  • Triệu chứng: Tiểu nhiều, đêm đi tiểu 2- 3 lần hoặc nhiều hơn hoặc tiểu không tự chủ, sợ lạnh, chân lạnh, lưng đau, gối mỏi, tiểu nhiều, nước tiểu trong, sắc mặt trắng, lưỡi rất nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm, vô lực.
  • Pháp: ôn thận cố sáp.
  • Phương: dùng bài “Tế sinh thỏ ty tử hoàn” gia thêm Phá cố chỉ và Thục địa.
    1. Thể Thận âm bất túc, tướng hỏa vong động:
  • Triệu chứng: Tiểu nhiều hoặc tiểu không tự chủ hoặc tiểu nhỏ giọt không hết, nước tiểu nóng, miệng khát, họng khô, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, hư phiền, mất ngủ, gò má đỏ, môi đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
  • Pháp: tư âm, giáng hỏa, cố sáp.
  • Phương: dùng bài “Tri bá địa hoàng hoàn” gia Mẫu lệ, Long cốt, Tang phiêu tiêu.
    1. Thể Phế khí thượng hư, bất năng chế hạ:
  • Triệu chứng: Tiểu nhiều hoặc kèm theo không tự chủ hoặc kèm ho lâu ngày hoặc khi ho, cười thì nước tiểu chảy ra, khạc đờm, không khát, sắc mặt trắng nhạt, hơi thở ngắn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
  • Pháp: ôn Phế ích khí.
  • Phương: dùng bài “Cam thảo can khương thang” gia Nhân sâm, Bạch quả.
    1. Thể Tỳ khí hư nhược, Bàng quang thất ước:
  • Triệu chứng: Tiểu nhiều lần hoặc tiểu không tự chủ, lao nhọc quá thì bệnh nặng, bụng dưới như căng trướng, xệ xuống, ăn uống ít, , mệt mỏi, chỉ thích nằm, thoát giang, sa tạng phủ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn nhược.
  • Pháp: bổ khí, kiện tỳ.
  • Phương: dùng bài “Bổ trung ích khí” gia vị Ngũ vị tử, Hoài sơn.
    1. Thể Tâm Thận suy tổn, Chuyển đạt thất điều:
  • Triệu chứng: lúc ngủ thì tiểu tự ra, tiểu đêm hoặc tiểu không tự chủ, tinh thần uể oải, hồi hộp, hay quên, tâm phiền, gây ốm, da mặt ửng đỏ, lưng đau, lưỡi nhạt, ít rêu, đầu lưỡi đỏ, mạch trầm tế.
  • Pháp: bổ Tâm Thận, cố nhiếp, súc niệu.
  • Phương: dùng bài “Tang phiêu tiêu tan” gia thêm quy Bản.
  1. Thể Can thất sơ tiết, Thấp nhiệt hạ chú:
  • Triệu chứng: tiểu nhiều, tiểu không tựu chủ, nước tiểu ít, đỏ, dễ tức giận, hông sườn trướng đau, lưng cứng, thân nhiệt thấp, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhạt hoặc hơi nhờn mạch huyền sác.
  • Pháp: thanh tả uất nhiệt ở can kinh.
  • Phương: dùng bài “Long đởm tả can thang”.
    1. Thể Hạ tiêu súc huyết, Huyết khí bất tuyên:
  • Triệu chứng: tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, nước tiểu ra nhỏ giọt không hết hoặc đục thành cục, lưỡi tím sẫm hoặc có điểm ứ huyết, mạch sáp hoặc tế.
  • Pháp: hoạt huyết hóa ứ, tuyên sướng khí cơ.
  • Phương; dùng bài “Thiếu phủ trục ứ thang”.

Phòng chẩn trị YHCT Vũ Gia Đường

Ths.Bs.Vũ Trí Linh

0906799222

Trilinh07@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *