HỘI CHỨNG THỜI KỲ MÃN KINH

HỘI CHỨNG THỜI KỲ MÃN KINH
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Y học hiện đại
a. Khái niệm
– Tiền mãn kinh là chỉ khoảng thời gian một năm trở lại trước khi tắt kinh; thời kỳ mãn kinh là chỉ thời gian xung quanh trước và sau khi mãn kinh. Trong thời kỳ này do chức năng tuyến sinh dục nữ dần dần suy giảm gây nên rối loạn nội tiết, đặc biệt là sự thiếu hụt hormone sinh dục nữ làm cho kinh nguyệt rối loạn dần dẫn đến tắt kinh.
– Tắt kinh là chỉ kinh nguyệt mất hoàn toàn từ một năm trở lên.
– Những thay đổi về tâm sinh lý cũng như hàng loạt những biểu hiện bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố sinh dục như: tinh thần dễ bị kích động, tình chí không ổn định, rối loạn kinh nguyệt, vã mồ hôi, bốc nóng từng cơn, hồi hộp trống ngực, rối loạn giấc ngủ, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm âm đạo, thưa xương… trong thời kỳ mãn kinh gọi là hội chứng thời kỳ mãn kinh.
– Thời gian tắt kinh tự nhiên ở phụ nữ thường ở tuổi từ 45 – 55, bình quân là 49 tuổi; ngày nay do áp lực trong đời sống và công việc ngày càng gia tăng nên thời gian tắt kinh ở phụ nữ ngày càng sớm. Khoảng 1/3 số phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể thông qua quá trình tự điều tiết và rèn luyện thân thể mà có thể ổn định còn lại 2/3 đều xuất hiện các biểu hiện rối loạn ở những mức độ khác nhau.
b. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Thời kỳ mãn kinh các noãn bào trong buồng trứng số lượng và chất lượng giảm rõ rệt, đặc biệt sự đáp ứng với các kích tố nội tiết tố của các noãn bào còn lại ngày càng suy giảm. Lượng noãn bào giải phóng ngày càng ít và dần chấm dứt hoàn toàn. Song song với sự suy giảm của buồng trứng thì chức năng tuyến nội tiết sinh dục nữ cũng suy kiệt, đặc biệt là hàm lượng hormone sinh dục nữ estrogen (E2) cũng giảm rõ rệt, dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết và gây nên hàng loạt các biến đổi về tâm sinh bệnh lý. Tắt kinh là tín hiệu thông báo chức năng buồng trứng đã suy thoái.
Nguyên nhân gây nên hội chứng mãn kinh chính là sự thay đổi về nội tiết: ở thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi sớm nhất là chức năng buồng chứng, sau đó mới xuất hiện sự thay đổi ở tuyến yên, tuyến dưới đồi.
– Sự biến đổi của buồng trứng: thể tích teo nhỏ chỉ còn bằng 1/2-1/3 thời kỳ trưởng thành; huyết quản nuôi dưỡng buồng trứng xơ hóa và giảm phân nhánh; nguyên noãn bào thai dần hao kiệt, số ít còn lại thì không mẫn cảm với các kích tố sinh dục, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trứng và không bài xuất ra ngoài được; buồng trứng giảm bài xuất trứng và dần dừng hẳn. Hàm lượng hormone estrogen cũng giảm dần nhưng hàm lượng các hormone kích thích tuyến sinh dục lại tăng lên.
– Hàm lượng và hoạt tính của GnRH của tuyến dƣới đồi vẫn bình thường.
– Kích tố tuyến yên: do E2 và inhibin giảm sút nên giảm tác dụng ức chế
tuyến yên, dẫn đến tăng cường giải phóng FSH và LH; trong đó hàm lượng FSH tăng cao hơn LH; hàm lượng FSH tăng hơn lúc trưởng thành 15 lần, nhưng LH chỉ tăng từ 3 – 5 lần, tỉ lệ FSH/LH >1.
– Các hormon sinh dục khác: Androgen và progesteron đều giảm.
– Chức năng tuyến tụy giảm dần do ảnh hưởng của estrogen; chức năng tuyến giáp, thượng thận ít ảnh hƣởng, chỉ có hàm lượng DHEA và DHEAS giảm theo androgen.
c. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường đa dạng, mỗi người tùy mức độ mà có những biểu hiện khác nhau; các triệu chứng thường gặp như:
– Cảm giác có cơn bốc hỏa kèm theo da vùng mặt, cổ ửng đỏ từng đợt sau đó vã mồ hôi. Biểu hiện trên có thể ngẫu nhiên phát tác hoặc mỗi ngày xảy ra vài lần, thậm chí vài chục lần; thời gian mỗi cơn cũng khác nhau, nhẹ thì vài giây, nặng thì kéo dài vài phút.
– Rối loạn kinh nguyệt: khoảng 10-15% số phụ nữ ngoài tuổi 40 tự nhiên tắt kinh hẳn; khoảng 65% trường hợp có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh kéo dài dần, thời gian hành kinh rút ngắn dần, lượng kinh ít dần, kinh thương loãng; 10-20% trường hợp có biểu hiện xuất huyết âm đạo không quy luật như chảy máu âm đạo dai dẳng với số lượng nhỏ hoặc đột nhiên xuất huyết số lượng lớn…
– Các triệu chứng về thần kinh, tinh thần: thường có biểu hiện u uất, lãnh đạm hoặc kích động, mất ngủ, đau đầu, đi lại có cảm giác bồng bềnh, ngứa ngáy ngoài da hoặc có cảm giác dị cảm như kiến bò, cảm giác như có dị vật trong họng.
– Các triệu chứng về tâm huyết quản: đau vùng trước tim, hồi hộp trống ngực, tức ngực, hoảng hốt; huyết áp không ổn định; chóng mặt, hoa mắt…
– Các triệu chứng tiết niệu sinh dục: biểu hiện viêm teo niệu đạo như đái khó, đái nhiều lần, mót đái, đái không cầm được, nhưng không có đái ra mủ; một số trường hợp có biểu hiện ra nhiều bạch đới, ngứa âm hộ, cảm giác nóng âm đạo; sa tử cung…
– Các triệu chứng của thưa xương sau tắt kinh: đau nhức xương, gãy xương, biến dạng cột sống, giảm chiều cao, răng lung lay…
– Các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa: sau tắt kinh đường máu, mỡ máu thường tăng cao, dễ phát sinh tích nƣớc, Na+; dễ mắc bệnh đái đường, xơ vữa mạch máu, cao HA, bệnh mạch vành…
– Tình trạng mạch, lưỡi: chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác hoặc trầm tế; hoặc chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực hoặc trầm trì.
d. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
* Chẩn đoán
– Tuổi: thường gặp ở phụ nữ tuổi 40-60, nhiều nhất từ 45-55.
– Triệu chứng lâm sàng: như đã nêu trên
– Các kiểm tra phụ khoa: âm hộ teo nhỏ, lông tóc rụng nhiều, thưa thớt, dịch tiết âm đạo ít, sa tử cung, âm đạo; thượng bì âm đạo teo nhỏ, niêm mạc mỏng dần…
Các xét nghiệm khác:
+ Làm tiêu bản soi tế bào dịch âm đạo: số lượng tế bào giảm rõ rệt, chủ yếu là tế bào trung bì.
+ Nội tiết tố: estrogen, androgen giảm; FSH, LH tăng cao; tỉ lệ FSH/LH
>?1.
* Chẩn đoán phân biệt
– Các bệnh nội khoa như bệnh tim thiếu máu cục bộ, cao HA, đái tháo đường, bệnh tâm thần kinh.
– Xuất huyết tử cung do các nguyên nhân khác.
e. Điều trị
– Tâm lý liệu pháp
– Thuốc trấn tĩnh, an thần.
– Điều trị rối loạn kinh nguyệt
– Dùng phương pháp hormone thay thế
– Chống loãng xương
2. Y học cổ truyền
a. Khái niệm
Y học cổ truyền không có bệnh danh hội chứng thời kỳ mãn kinh, nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng thì hội chứng thời kỳ mãn kinh quy về chứng “tạng táo”, “uất chứng”. Trong Y tông kim giám có viết: “phụ nữ lúc bẩy bẩy bốn chín tuổi, thiên quý kiệt, địa đạo bất thông thì kinh nguyệt tận…”.
b. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh do thận khí suy giảm dần, thiên quý suy kiệt, hai mạch xung nhâm hư suy nên kinh nguyệt giảm dần và hết, chức năng sinh dục cũng giảm dần và mất. Quá trình suy thoái này liên quan mật thiết với các tạng thận, tâm, can, tỳ. Do trong thận có nguyên âm và nguyên dương, lại chủ về tàng tinh và sinh trưởng, phát dục; tâm chủ huyết mạch và chủ thần minh, thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn khắp cơ thể; can tàng huyết, đảm nhiệm điều tiết huyết dịch; tỳ thống huyết, là nguồn sinh hóa của khí huyết. Đối với phụ nữ, huyết vô cùng quan trọng; kinh, đới, thai, sản liên quan chặt chẽ với sự vận hành của khí
huyết. Nếu thận tạng suy tổn, âm huyết bất túc thì sẽ xuất hiện âm tinh hư suy, dương không được tiềm tàng, hoặc thận dương hư suy, kinh mạch mất nuôi dưỡng sẽ phát sinh ra tình trạng bệnh lý.
II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Những điểm cơ bản trong biện chứng:
– Bản chất bệnh là thận hư, nhưng biểu hiện trên lâm sàng lại đa dạng, do đó cần tùy từng trường hợp cụ thể mà tiến hành biện chứng luận trị.
– Xuất phát từ cơ chế bệnh sinh cơ bản là thận hư, đồng thời căn cứ vào các triệu chứng cụ thể; kết hợp với quan sát tố chất người bệnh, hoàn cảnh xã hội, trạng thái tâm sinh lý… để tiến hành phân tích, tổng hợp biện luận rõ thuộc tính âm dương của bệnh, phân chứng luận trị.
– Triệu chứng biểu hiện chủ yếu là bốc hỏa nhiều, ra nhiều mồ hôi, buồn bực, mất ngủ, lưng gối tê mỏi, chóng mặt ù tai, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sáp là thuộc thận âm hư.
– Nếu lưng gối tê lạnh, sợ lạnh, chân tay lạnh, phù chân tay, mặt, tiểu tiện trong nhiều, đại tiện lỏng loãng, đi tiểu nhiều lần, chất lưỡi nhợt bệu, mạch trầm tế vô lực là thuộc thận dương hư.
III. PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
1. Âm hư dương cang
– Triệu chứng: bốc nóng từng cơn, vã mồ hôi; chóng mặt, hoa mắt, buồn bực bứt rứt dễ cáu giận, mất ngủ, hồi hộp trống ngực, lưng gối đau mỏi; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
– Phân tích chứng hậu: do âm tinh bất túc, hư hỏa vượng lên sẽ gây bốc nóng từng cơn, vã mồ hôi. Âm dịch bất túc, tinh khiếu mất nuôi dưỡng gây nên chóng mặt, hoa mắt; âm huyết hư suy, can mất nhu dưỡng, hư dương thượng cang thì gây nên buồn bực bứt rứt dễ cáu giận; âm huyết bất túc, tâm thần mất nuôi dưỡng gây nên mất ngủ, hồi hộp trống ngực. Lưng là phủ của thận, thận âm hư tổn, phủ mất cung dưỡng thì lưng gối đau mỏi. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác là biểu hiện của âm hư dương cang.
– Pháp điều trị: tư âm tiềm dương, bổ thận ích tinh.
– Bài thuốc: “Tri bá địa hoàng hoàn” (Trung y phương dược học) kết hợp với
“Nhị chí hoàn” (Y phương tập giải).
Thành phần:

Tri mẫu 10g Hoàng bá 10g Hoài sơn 10g
Phục linh 10g Trạch tả 10g Đan bì 10g
Nữ trinh tử 10g Hạn niên thảo 10g Thục địa 30g
Sơn thù 15g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì thục địa có tác dụng tư bổ thận âm, dưỡng tinh huyết; sơn thù có tác dụng tư bổ can thận; hoài sơn có tác dụng tư bổ tỳ tinh làm cho tinh tiên thiên của thận và tinh hậu thiên của tỳ đều được bồi bổ; phục linh có tác dụng đạm thẩm tỳ thấp; trạch tả có tác dụng tuyên tiết thận trọc; đan bì có tác dụng thanh tiết can hỏa; tri mẫu có tác dụng tư âm nhuận táo hoàng bá có tác dụng tả thận hỏa; nữ trinh tử, hạn niên thảo có tác dụng bổ âm ích tinh. Các vị thuốc trên phối hợp có tác dụng bổ thận ích tinh, tư âm tiềm
dương.
– Gia giảm:
+ Nếu vã mồ hôi tương đối nhiều thì gia phù tiểu mạch 30g, ngũ vị tử 8g để liễm hãn, an thần.
+ Nếu bứt rứt, chóng mặt, khó ngủ nhiều thì gia mẫu lệ 30g, câu đằng 10g để trấn tĩnh, tiềm dương, bình can tức phong.
2. Can uất khí trệ
– Triệu chứng: tinh thần u uất, ngực sườn đầy tức, đau, hay thở dài, có cảm giác dị vật trong cổ; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền.
– Phân tích chứng hậu: can chủ về sơ tiết điều đạt, do can khí uất trệ làm cho tinh thần u uất, ngực sườn đầy tức, đau. Can mất điều đạt, khí cơ không thông lợi nên thấy thở dài; can sơ tiết thất thường làm tỳ vị mất kiện vận, đàm trọc nội trở nên có cảm giác dị vật trong cổ. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền là hiện tượng của can uất khí trệ.
– Pháp điều trị: sơ can giải uất, điều lý khí cơ.
– Bài thuốc: “Tiêu dao tán” (Hòa tễ cục phương).
Thành phần:

Bạc hà 06g Cam thảo 06g Đƣơng quy 10g
Sài hồ 10g Bạch truật 10g Bạch thược 10g
Phục linh 15g Sinh khương 05g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì đương quy, bạch thược có tác dụng dưỡng huyết hòa huyết; sài hồ có tác dụng sơ can giải uất; sinh khương có tác dụng điều hòa khí huyết; bạc hà có tác dụng sơ can hành khí, phối hợp với sài hồ tăng cường sơ can giải uất; phục linh, bạch truật, cam thảo có tác dụng kiện tỳ hòa vị. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng sơ can giải uất điều lý khí cơ, đạt được mục đích mà pháp điều trị đề ra.
– Gia giảm:
+ Nếu đau hai bên mạn sườn nhiều thì gia uất kim10g, hương phụ 12g để tăng cường sơ can giải uất.
+ Nếu miệng đắng nhiều thì gia xuyên luyện tử 10g, hoàng cầm 10g để thanh nhiệt lợi đởm.
3. Tâm tỳ lưỡng hư
– Triệu chứng: tinh thần lãnh đạm, hồi hộp, khó vào giấc ngủ, đầy tức vùng hượng vị, ăn uống kém, cảm giác mệt mỏi như không có sức, hành kinh dai dẳng; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế.
– Phân tích chứng hậu: tâm, tỳ lưỡng hư, khí huyết bất túc, tâm thần mất nuôi dưỡng gây nên tinh thần lãnh đạm, hồi hộp, khó ngủ. Tỳ khí hư nhược, giảm khả năng vận hóa nên gây đầy tức vùng thượng vị, ăn uống kém, mệt mỏi như không có sức. Tỳ khí hư, khả năng thống nhiếp huyết dịch giảm sút nên hành kinh dai dẳng. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế là chứng trạng của tâm tỳ lưỡng hư.
– Pháp điều trị: ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm.
– Bài thuốc: “Quy tỳ thang” (Tế sinh phương).
Thành phần:

Bạch truật 10g Đương quy 10g Toan táo nhân 10g
Phục linh 10g Đảng sâm 20g Hoàng kỳ 20g
Nhục quế 20g Cam thảo 05g Sinh khương 05g
Viễn chí 06g Mộc hương 06g Đại táo 06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo có tác dụng bổ tỳ ích khí; phục linh có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp; toan táo nhân, nhục quế, viễn chí, đương quy, đại táo có tác dụng dưỡng huyết bổ tâm an thần; mộc hương, sinh khương có tác dụng lý khí kiện tỳ trợ giúp vận hóa.
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng ích khí bổ huyết, kiện tỳ dƣỡng tâm, đạt được mục đích mà pháp điều trị đề ra.
– Gia giảm:
+ Nếu hồi hộp mất ngủ nhiều thì gia long cốt 30g để trấn tĩnh an thần.
+ Nếu kinh nguyệt dai dẳng kéo dài không cầm thì bỏ đương quy, gia huyết dư thán 10g, sơn tra thán 10g để sáp huyết, chỉ huyết.
+ Nếu chóng mặt hoa mắt nhiều thì gia hà thủ ô 15g, kỷ tử 15g để bổ tinh huyết chống chóng mặt hoa mắt.
4. Can thận âm hư
– Triệu chứng: ngũ tâm phiền nhiệt, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ù tai hoa mắt, lưng gối tê mỏi, chân tay tê bì; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
– Phân tích chứng hậu: do can huyết bất túc, thận âm hƣ tổn, âm hư sinh nội nhiệt gây nên ngũ tâm phiền nhiệt; âm tinh bất túc, thanh khiếu mất nuôi dưỡng nên có biểu hiện ù tai hoa mắt. Can tàng huyết chủ cân, thận tàng tinh chủ cốt, lưng là phủ của thận nên khi can thận lưỡng hư sẽ gây nên lưng gối tê mỏi; tinh huyết bất túc, cân mạch mất nuôi dưỡng nên chân tay tê bì. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác là hiện tượng của can thận âm hư.
– Pháp điều trị: tư bổ can thận, ích tinh dưỡng âm.
– Bài thuốc: “Lục vị địa hoàng hoàn” (Tiểu nhi dược chính trân quyết) gia giảm.
Thành phần:

Thục địa 30g Sơn thù nhục 15g Hoài sơn 10g
Trạch tả 10g Phục linh 10g Đan bì 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì thục địa có tác dụng bổ thận âm; hoài sơn có tác dụng tư bổ tỳ âm; sơn thù nhục có tác dụng tư bổ can thận; phục linh có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp; trạch tả có tác dụng tuyên tiết thận trọc; đan bì có tác dụng thanh tiết can hỏa. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng tư bổ can thận, ích tinh dưỡng âm; đạt được mục đích mà pháp điều trị đề ra.
– Gia giảm:
+ Nếu ra mồ hôi trộm nhiều thì gia mai rùa 30g, mai ba ba 30g để tƣ âm
liễm hãn.
+ Nếu ù tai hoa mắt nhiều thì gia kỷ tử 15g, cúc hoa 10g để dưỡng ích tinh huyết, thanh can sáng mắt.
+ Nếu hư hỏa thịnh thì gia địa cốt bì 10g, thạch hộc 10g để tư âm thanh nhiệt.
5. Tỳ thận dương hư
– Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn ít, đại tiện lỏng loãng, người nặng nề hoặc phù thũng, hoặc băng hoặc lậu; chất lưỡi nhợt bệu, mạch trầm nhược.
– Phân tích chứng hậu: tỳ chủ vận hóa, là nguồn hóa sinh của khí huyết, khi tỳ dương hư mất khả năng kiện vận sẽ gây nên khí huyết bất túc, biểu hiện là sắc mặt trắng bệch. Tỳ thận dương hư, tứ chi mất ôn ấm cho nên sợ lạnh, chân tay lạnh. Thận chủ thủy, tỳ chủ vận hóa, khi tỳ thận dương hư thủy thấp nội đình sẽ gây nên phù thũng, đại tiện lỏng loãng. Thận tàng tinh, tỳ thống huyết, khi tỳ thận dương hư mất khả năng thống huyết sẽ gây nên băng hoặc lậu. Chất lưỡi nhợt bệu, mạch trầm nhược là biểu hiện của tỳ thận dương hư.
– Pháp điều trị: kiện tỳ ích thận.
– Bài thuốc: “Lý trung thang” (Thương hàn luận) kết hợp hợp với “Thận khí hoàn” (Kim quỹ yếu lược) gia giảm.
Thành phần:

Thục địa 20g Đảng sâm 20g Chích cam thảo 06g
Can khương 6g Nhục quế 6g Đan bì 06g
Phụ tử 06g Hoài sơn 15g Bạch truật 10g
Bạch linh 10g Trạch tả 10g Sơn thù 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì đẳng sâm có tác dụng bổ khí kiện tỳ; can khương có tác dụng ôn trung trừ hàn; bạch truật có tác dụng ôn trung táo thấp; chích cam thảo có tác dụng bổ tỳ hòa trung; phụ tử, nhục quế có tác dụng ôn bổ thận dương; sơn thù có tác dụng cố thận sáp tinh; thục địa có tác dụng tư bổ tinh huyết; hoài sơn có tác dụng bổ ích tỳ vị; phục linh có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp; trạch tả có tác dụng tuyên tiết thận trọc; đan bì có tác dụng thanh tiết can hỏa. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng tƣ kiện tỳ ôn thận; đạt được mục đích mà pháp điều trị đề ra.
– Gia giảm:
+ Nếu hành kinh dai dẳng không cầm thì gia lộc giác 10g để bổ thận tráng dương, thu liễm chỉ huyết.
+ Nếu lưng gối tê mỏi nhiều thì gia ba kích 10g, đỗ trọng 10g để bổ thận tráng dương cường gân cốt.
6. Đàm ứ nội trở
– Triệu chứng: hoa mắt chóng mặt, tức ngực, cảm giác đau nhói như dao
đâm, chân tay tê bì, bốc nóng từng cơn, vã mồ hôi, mệt mỏi như không có sức; chất lưỡi tím tối, rêu lưỡi nhờn, mạch sáp hoặc hoạt.
– Phân tích chứng hậu: đàm ứ che lấp thanh khiếu gây nên chóng mặt hoa mắt; ứ trở trong ngực, khí cơ không thông lợi, bất thông tắc thống nên thấy đau tức ngực như dao đâm; đàm ứ nội trở làm cản trở khí huyết lƣu thông toàn thân gây nên chân tay tê bì; đàm ứ hóa nhiệt gây nên bốc hỏa vã mồ hôi; đàm ứ trở ngăn cách dương khí gây nên mệt mỏi như không có sức. Chất lưỡi tím sẫm, rêu lưỡi nhờn, mạch sáp hoặc hoạt là biểu hiện của đàm ứ nội trở.
– Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, sơ thông khí cơ.
– Bài thuốc: “ Huyết phủ trục ứ thang” (Y lâm cải thác).
Thành phần:

Xuyên khung 06g Cam thảo 06g Hồng hoa 06g
Xích thược 06g Đào nhân 10g Sài hồ 10g
Cát cánh 10g Ngưu tất 10g Chỉ xác 10g
Đương quy 10g Sinh địa 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì đương quy, đào nhân, hồng hoa có tác dụng hoạt huyết khứ ứ; xuyên khung, xích thược có tác dụng hành huyết, hoạt huyết, giảm đau; sinh địa có tác dụng dưỡng huyết hòa huyết làm cho khứ ứ mà không tổn thương âm huyết; ngưu tất có tác dụng thông hành huyết mạch; sài hồ, chỉ xác, cát cánh có tác dụng sơ can giải uất, thông suốt khí cơ; cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, sơ thông khí cơ; đạt được mục đích mà pháp điều trị đề ra.
– Gia giảm:
+ Nếu mệt mỏi như không có sức thì gia đảng sâm 30g để bổ khí kiện tỳ.
+ Nếu chân tay tê bì nhiều thì gia quế chi 10 để ôn thông huyết mạch.
+ Nếu chóng mặt hoa mắt nhiều thì gia thiên ma, hà thủ ô đều 10g để khứ phong, dưỡng huyết chống chóng mặt.
IV. CÁC BÀI THUỐC KINH NGHIỆM CỦA CÁC DANH Y
– Lữ Tuyết Bình, Vương Hiếu Lệ dùng Canh niên linh (thành phần gồm: thục địa 25g, hoài sơn, thỏ ti tử, hạn niên thảo đều 20g; kỷ tử 30g, miết giáp, tri mẫu, hoàng bá, phục linh, long cốt, tiên mao, dâm dương hoắc đều 15g; hoàng liên 10g) sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống sáng và chiều liên tục 1 tháng; điều trị 70 ca hội chứng thời kỳ mãn kinh; kết quả đạt hiệu quả 92,8%.
– Phùng Lợi, Trần Trung Tĩnh thông qua tổng kết kinh nghiệm của các y gia đề xuất:
+ Nếu thiên về thận âm hư thì dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn, Tri bá bát vị hoàn gia giảm để diều trị.
+ Nếu thiên về thận dương hư thì dùng bài Hữu quy hoàn, Nhị tiên thang gia giảm.
V. KẾT LUẬN
– Hội chứng thời kỳ mãn kinh là hội chứng tổng hợp những rối loạn về tâm, sinh, bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Những triệu chứng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng sâu sắc dến tâm sinh lý và làm giảm sút chất lượng cuộc sống.
– Tây y chủ yếu dùng các nội tiết tố và các loại vitamin để bổ xung nhưng cũng chỉ có tác dụng nhất thời và không thể dùng kéo dài, hơn nữa lại có tác dụng phụ không mong muốn.
– Y học cổ truyền thông qua biện chứng luận trị phân thành các thể bệnh, từ đó dựa trên pháp tuyển chọn những phương thuốc phù hợp để điều trị đã cho kết quả khả quan.
– Ngoài việc dùng thuốc điều trị hội chứng mãn kinh, cần tiến hành các
phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, dưỡng sinh, tâm lý liệu pháp, giáo dục kiến thức phổ thông để người bệnh hiểu và hợp tác với thầy thuốc mới đạt kết quả cao.

 

Mọi chi tiết liên hệ

 Ths Bs Vũ Trí Linh 0906799222

Cơ sở 1: Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Vũ Gia Đường

Lk83, No02 Khu dịch vụ cây Quý, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 2: Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Hùng Linh Đương

Số 18, Ngách 1/1, Phố Mộ Lao, Đường Vũ Trọng Khánh, Hà Đông, Hà Nội

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *