HUYỆT ĐẠI GIAN

HUYỆT ĐẠI GIAN

(Da Jian大間穴) 11.01 Great Crevice- =
(Nguồn http://www.tungs-acupuncture.com/大間穴/)
1. Vị trí: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ nhất ngón tay trỏ lệch ra ngoài 3
phân (xem hình).
2. Giải phẫu: Có dây thần kinh gan ngón. Liên quan kinh Tâm và lục phủ, kinh
Can.
3. Lấy huyệt: Bàn tay ngửa, chính giữa đốt thứ nhất ngón trỏ lệch ra ngoài 3
phân là huyệt.
4. Quy kinh: Nhập hai kinh Tâm, Phế.
5. Tính huyệt: Thanh tâm hoả, tả phế nhiệt, lợi yết hầu.
6. Chủ trị: Viêm nội tâm mạc, đánh trống ngực, thở hổn hển, sán khí, viêm
amidan, đầy hơi, đau dây thần kinh sinh ba, trẻ em hen suyễn, cam tích, viêm ruột.
7. Cách châm: Châm thẳng 5 phân, vào kim 1-4 phân. Châm thẳng 1 phân là
phân nhánh thần kinh tạng Tâm, 2-4 phân là thần kinh Can và Đại, Tiểu trường. Hoặc
dùng kim tam lăng chích máu.
8. Cảm giác châm: Tại chỗ căng tức, tê như điện.
9. Ứng dụng: Lấy huyệt bên đối, bên trái bệnh lấy huyệt bên phải, bên phải bệnh
lấy huyệt bên trái.
10. Kinh nghiệm: Các huyệt Đại gian, Tiểu gian, Ngoại gian là các điểm phản
ứng trong lòng bàn tay dùng chẩn đoán khí quản phổi, nếu như có điểm phản ứng châm
kim sẽ hiệu quả. Huyệt này nông vào kinh Tâm. Do vậy, châm nông hiệu quả ngay,

Phùng Văn Chiến biên dịch, chế hình Việt hoá SỔ TAY ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT
16
huyệt này cũng có thể điều trị hen suyễn, nhưng hiệu quả kém hơn huyệt Định suyễn
và huyệt Song suyễn, như thầy Đổng đã dạy chỉ có thể châm huyệt một bên tay, nhưng
kinh nghiệm lâm sàng cho thầy dùng huyệt hai bên cũng không sợ.
11. Phối huyệt:
(1) Khí suyễn (bệnh suyễn): Huyệt Đại gian có thể phối các huyệt Thiên sĩ, Địa
sĩ, Nhân sĩ có hiệu quả. Có thể thêm các huyệt Trấn tĩnh, Thượng lý, Linh cốt, Đại
bạch, Thần nhĩ, Thuỷ kim, Thuỷ thông, Tiểu gian, Trung gian. Kết hợp với cứu ngải
vùng Tâm Phế sau lưng, vùng Thận thuỷ ở eo lưng, 7 huyệt Vị mao cùng 23 huyệt Phủ
sào vùng bụng.
(2) Biển đào tuyến viêm (viêm amidan): Chích máu huyệt Hầu linh, Hầu trung,
lại lấy huyệt Đại gian, Linh cốt, Đại bạch.
(3). Biển đào tuyến viêm (viêm amidan):
– Các huyệt Đại gian, Tiểu gian, Trung gian, Linh cốt, Tứ mã, Hầu linh, phối
hợp chích huyết các huyệt Hầu linh, Hầu trung.
– Các huyệt Linh cốt, Đại bạch, Đại gian, phối hợp chích huyết các huyệt Hầu
linh, Hầu trung.
(4). Viêm mũi: Các huyệt Đại gian, Tiểu gian, Trung gian, Tứ mã, Thuỷ kim,
Thuỷ thông và các huyệt trên kinh Thủ thái âm Phế.
(5). Viêm ruột:
– Dùng các huyệt Tứ hoa hạ huyệt, Trường môn, Can môn, Phủ trường.
– Dùng các huyệt Tứ hoa thượng, Trường môn, Can môn, Môn kim, Linh cốt.
– Dùng các huyệt Đại gian, Trắc gian, Trường môn, Phủ trường, cứu cách gừng
hoặc cách muối lỗ rốn.
(6). Sán khí: Dùng các huyệt Đại gian, Tiểu gian, Trung gian, Trắc gian và chỗ
nổi khác thường (có điểm hoặc đường màu đen, có thể cấy chỉ).
(7). Phúc trướng khí (Đầy bụng):
– Dùng các huyệt Đại gian, Phủ trường, Tứ hoa hạ, Môn kim.
– Dùng huyệt Tiêu tích (có thể gia huyệt Tam kỳ).
(8). Cam tích: Dùng kim tam lăng khêu tại huyệt Đại gian cho chảy nước vàng.
(9). Tâm hành bất chỉnh (loạn nhịp tim): Dùng các huyệt Đại gian, Thần nhĩ
(còn gọi là huyệt Phục mạch).
(10). Tâm quý (đánh trống ngực): Dùng các huyệt Đại gian, Tâm linh, phối hợp
chích máu huyệt Tứ hoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *