HUYỆT KHÚC TRÌ

HUYỆT KHÚC TRÌ

(Huyệt Hợp thuộc Thổ)

– Vị trí: ở chỗ lõm đầu ngấn ngang mặt ngoài khủyu tay khi co lại (Đại thành).

Gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực, cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu, rồi đặt tay lại cho vuông góc với cánh tay để châm.

– Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của cơ ngữa dài, cơ quay 1, cơ ngữa ngắn, khớp khuỷu. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh C6.

– Tác dụng:
+ Tại chỗ: Đau sưng khuỷu tay.

+ Theo kinh: Tay không có sức, liệt chi trên, đau nhức chi trên, viêm họng.

+ Toàn thân: Sốt, nổi mẩn, dị ứng, mụn nhọt, chàm.

– Cách châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,8- 1,5 tấc. Cứu 10-20 phút.

– Chú ýKết hợp với Thái xung, Huyết hải: chữa dị ứng.

Kết hợp với Đại chùy, Hợp cốc, Thập tuyên chữa sốt cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *