PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN

PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN
1.1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.1. Y học hiện đại
a. Khái niệm
– Tuyến tiền liệt là tuyến ngoại tiết nằm ở ngã ba bộ máy sinh dục, dưới cổ
bàng quang, trên cân đáy chậu, sau xương mu, trước trực tràng và bao quanh
niệu đạo.
– Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là nguyên nhân thƣờng gặp gây hội chứng
tắc đƣờng niệu dƣới bàng quang. Niệu đạo tuyến tiền liệt bị kéo dài và bị chèn ép
bởi hai thùy bên. Bàng quang dày gấp 2-3 lần bình thƣờng, các thớ cơ phì đại,
bị các tƣơng bào và lympho thâm nhiễm. Mặt khác do áp lực trong bàng quang
khi đi tiểu tăng từ 30 – 50 cm nƣớc hoặc cao hơn làm niêm mạc bàng quang bị
đẩy qua các thớ cơ ra ngoài, tạo thành các hình lồi lõm trong bàng quang (gọi là
cột và hang) có thể hình thành nên túi thừa bàng quang. Vùng tam giác bàng
quang dễ vị phì đại và chèn ép làm hẹp đoạn niệu quản chui qua bàng quang gây
tăng áp lực trong lòng niệu quản, đến giai đoạn không bù trừ thì làm mất tác
dụng van của lỗ niệu quản. Khi bàng quang tồn đọng nƣớc tiểu sẽ làm nƣớc tiểu
trào ngƣợc lên niệu quản và đài bể thận. Giai đoạn này, áp lực nƣớc tiểu sẽ làm
giãn đài bể thận gây ứ nƣớc thận, viêm thận – bể thận, suy thận.
b. Triệu chứng
– Giai đoạn1: chƣa có tổn thƣơng thực thể, biểu hiện chủ yếu là đi tiểu khó,
nƣớc tiểu ra chậm, tia nhỏ và yếu, ngắt quãng, đi xong vẫn còn nhỏ giọt, thời gian
đi tiểu kéo dài. Do cơ bàng quang phì đại kích thích mà bệnh nhân đi tiểu vội,
buồn là phải đi ngay, đi nhiều lần trong ngày và đêm.
– Giai đoạn 2: có tổn thƣơng thực thể, bàng quang giãn và có tồn đọng nƣớc
tiểu trên 100ml. Bệnh nhân đi tiểu khó, đi nhiều lần, đi xong vẫn còn cảm giác
tiểu không hết nên một lúc sau lại muốn đi. Do nƣớc tiểu ứ đọng, gây viêm nhiễm
nên thấy đái buốt, tiểu đục.
– Giai đoạn 3: tổn thƣơng thực thể nặng, thành bàng quang mỏng, mất trƣơng
lực, nƣớc tiểu ứ đọng tăng, kèm theo nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đi tiểu khó,
đi nhiều lần, có khi đái rỉ liên tục trong khi bàng quang tràn đầy nƣớc tiểu.
Triệu chứng toàn thân rầm rộ: thiếu máu, buồn nôn, phù, tăng huyết áp (do tắc
đƣờng niệu gây suy thận).

c. Chỉ định ngoại khoa
– Phì đại tiền liệt tuyến gây ứ trệ ở bàng quang, nếu không phẫu thuật thì điều
trị không hiệu quả.
– Bài niệu càng ngày càng khó, lƣợng nƣớc tiểu tồn dƣ quá 60ml (siêu âm,
hoặc đi tiểu xong thì thông nƣớc tiểu xem còn tồn lại bao nhiêu)
– Do tắc trệ bàng quang kéo dài gây túi thừa hoặc sỏi, giãn niệu quản và thận,
hoặc viêm nhiễm từng đợt, hoặc đái màu từng đợt.
– Tồn đọng nƣớc tiểu cấp hoặc từng đợt.
1.1.2. Y học cổ truyền
a. Khái niệm
Y học cổ truyền không có bệnh danh phì đại lành tính tuyến tiền liệt, nhƣng
các triệu chứng nhƣ đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi đƣợc ít, đi tiểu khó, nƣớc tiểu
tồn đọng… đƣợc mô tả trong phạm trù chứng “Long bế”.
b. Nguyên nhân bệnh sinh
Y học cổ truyền cho rằng tiểu tiện thông lợi liên quan đến tác dụng khí hóa
bình thƣờng của tam tiêu mà tác dụng này lại nhờ vào công năng của ba tạng phế,
tỳ, thận. Phế là nguồn trên của nƣớc, thủy là nguồn dƣới của nƣớc, tỳ là nơi vận
chuyển thủy thấp. Thủy dịch vận hành và bài tiết dựa vào công năng thông điều
thủy đạo của phế, vận hóa thủy thấp của tỳ, trƣng hóa thủy khí của thận. Nếu phế
không tuyên giáng, không thông điều thủy đạo xuống bàng quang; tỳ không vận
chuyển nên không thăng thanh giáng trọc; thận dƣơng hƣ không thể khí hóa mà
gây nên ủng trệ. Ngoài ra còn do ứ huyết bại tinh, đàm ngƣng hỗ kết, trệ tắc niệu
lạc gây nên chứng bệnh trên.
– Thấp nhiệt uẩn kết: cảm thụ thấp nhiệt lâu ngày nhập lý, hoặc do ăn quá
nhiều chất cay nóng béo mà thành thấp nhiệt, ứ đọng lƣu cữu ở hạ tiêu; hoặc do
thận nhiệt đƣa xuống bàng quang. Thấp và nhiệt kết hợp, làm rối loạn công năng
khí hóa của bàng quang gây nên đau tức bụng dƣới, đi tiểu nhiều lần, nóng buốt,
sẫm mầu; nhiệt gây tổn thƣơng âm lạc gây đái ra máu
– Phế nhiệt ủng trệ: phế là nguồn trên của nƣớc, phế nhiệt ủng trệ, phế khí
mất tuyên làm rối loạn thông điều thủy đạo, ảnh hƣởng đến hạ tiêu mà gây nên
chứng đi tiểu rỉ rả hoặc nhỏ giọt; phế nhiệt ủng trệ phía trên, khí nghịch không
giáng nên gây chứng khó thở, ho.
– Thận âm hao tổn: thận âm hao tổn lâu ngày, thận âm bất túc làm dƣơng không
thể hóa nên thấy đi tiểu nhiều, đi xong không thoải mái, đi tiểu rỉ rả, đồng thời

kèm theo đau đầu chóng mặt, đau lƣng mỏi gối; âm hƣ nội nhiệt nên thấy sƣng
đau họng, bứt dứt, tiểu tiện vàng mà nóng.
– Thận dƣơng suy: bệnh lâu ngày gây tổn thƣơng thận dƣơng, hoặc do cơ thể
già yếu, hạ nguyên hao tổn, mệnh môn hỏa suy, rối loạn khí hóa bàng quang gây
bí tiểu tiện hoặc tiểu nhỏ giọt, sợ lạnh, đau buốt lƣng.
– Trung khí bất túc: bệnh lâu ngày, cơ thể hƣ tổn, hao thƣơng trung khí; hoặc do
lao động nặng nhọc, tổn thƣơng tỳ khí; hoặc ăn nhiều chất béo ngọt cay, uống nhiều
bia rƣợu gây tổn thƣơng tỳ vị; hoặc tỳ khí vốn hƣ, đều có thể gây nên tỳ hƣ trung
khí bất túc, bàng quang mất khí hóa gây tiểu nhiều lần hoặc tiểu rỉ rả; trung khí
bất túc, khí hƣ làm khả năng bài xuất nƣớc tiểu kém, tiểu tiện không thông, tia nƣớc
tiểu nhỏ, kèm theo hụt hơi, tiếng nói nhỏ, trung khí hạ hãm nên thấy bụng dƣới
đầy trƣớng; tỳ khí hƣ làm vận hóa rối loạn, gây mệt mỏi, ăn kém; tỳ hƣ không
thống nhiếp huyết gây tiểu tiện ra máu.
– Ứ và đàm hỗ kết: tuổi già tinh suy, khả năng tình dục suy giảm, hoặc uống
nhiều bia rƣợu, hoặc trọng trách công việc nặng nề, hoặc chấn thƣơng… đều gây
ứ huyết bàng quang gây nên bại tinh, đàm và ứ hỗ kết, ngƣng kết thành hòn khối
làm niệu đạo trệ tắc gây nên tiểu tiện nhỏ giọt hoặc tia nƣớc tiểu nhỏ yếu, bụng dƣới
đau tức căng trƣớng.
1.2. PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ
1.2.1 Phế nhiệt ủng trệ
– Lâm sàng: tiểu tiện lâu, tiểu nhỏ giọt, tiểu xong không thoải mái, miệng
họng khô, bứt rứt thích uống, đầy tức ngực, hụt hơi, ho, chất lƣỡi hồng, rêu lƣỡi
vàng mỏng, mạch sác.
– Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thủy, khai tiết phế khí.
– Bài thuốc: “Thanh phế ẩm” gia vị.
Thành phần

Thổ phục linh 15g Hoàng cầm 12g Mạch môn 15g
Địa cốt bì 12g Tang bạch bì 12g Chi tử 12g
Mộc thông 12g Trạch tả 15g

Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích: trong bài thuốc trên thì hoàng cầm, tang bạch bì, mạch môn có
tác dụng thanh tiết phế nhiệt, tƣ dƣỡng phế âm. Chi tử, mộc thông, trạch tả, thổ
phục linh có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy.

– Gia giảm:
+ Nếu tâm hỏa vƣợng gây bứt dứt thì gia trúc diệp 15g, hoàng liên 12g để thanh
tả tâm hỏa.
+ Nếu phế âm bất túc thì gia sa sâm 12g, bách hợp 12g, bạch mao căn 20g
tƣ dƣỡng phế âm.
+ Đại tiện táo bón thì gia đại hoàng 6g, hạnh nhân 10g để tuyên phế thông tiện.
1.2.2. Thấp nhiệt hạ trú
– Lâm sàng: tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, tiểu nóng buốt, nƣớc tiểu sẫm mầu
hoặc đái máu, bụng đầy trƣớng, khát nhƣng không thích uống, bứt dứt không
yên, đại tiện táo bón, chất lƣỡi hồng, rêu lƣỡi vàng hoặc nhớp, mạch hoạt sác.
– Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp.
– Bài thuốc: “Đạo xích tán” phối hợp với “Bát chính tán”.
Thành phần:

Sinh địa 12g Mộc thông 12g Sinh cam thảo 10g
Xa tiền tử 20g Cù mạch 20g Biển súc 12g
Hoạt thạch 20g Chi tử 10g Đại hoàng 05g

Bài thuốc trên hiện nay ngƣời ta vận dụng gia giảm liều thích hợp để sắc uống,
ngày 01 thang.
– Phân tích: trong bài thuốc trên thì cù mạch, biển súc có vị đắng tính hàn;
có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt bàng quang, lợi tiểu tiện, trừ lâm trọc để trừ
chứng đi tiểu nhỏ giọt. Mộc thông có tác dụng thanh tâm lợi tiểu trƣờng. Xa tiền
tử có tác dụng thanh phế lợi bàng quang. Hoạt thạch, chi tử có tác dụng thanh lợi
thấp nhiệt tam tiêu. Đại hoàng có tác dụng tả nhiệt giáng hoả lợi thấp. Các vị
thuốc này phối hợp có tác dụng đƣa thấp nhiệt theo đƣờng tiểu tiện ra ngoài.
Sinh địa nhập kinh tâm thận; tính vị ngọt, lạnh, nhuận; có tác dụng thanh tâm nhiệt
mà lƣơng huyết tƣ âm; phối hợp với mộc thông lợi thủy mà không thƣơng âm.
Cam thảo điều hòa vị thuốc, đề phòng tính hàn lƣơng của mộc thông, sinh địa dễ
gây tổn thƣơng vị.
– Gia giảm:
+ Nếu nhiệt gây tổn thƣơng bàng quang gây tiểu tiện ra máu thì gia tiểu kế 10g,
bạch mao căn 30g, hạn liên thảo 15g để lƣơng huyết chỉ huyết.
+ Nếu thấp nhiệt uẩn kết gây đái ra sỏi thì gia hải kim sa 15g, kim tiền thảo 30g
để hoá thạch thông lâm.
+ Nếu nƣớc tiểu đục thì gia tỳ giải 12g, xƣơng bồ 12g để phân thanh lợi trọc.

1.2.3. Âm hƣ hỏa vƣợng
– Lâm sàng: tiểu ít, nƣớc tiểu màu vàng sẫm, mót đi tiểu liên tục hoặc tiểu
tiện không thông, họng khô miệng khát, chân tay nóng, ù tai, chóng mặt, bốc hỏa
từng cơn, bứt dứt, mất ngủ, bụng dƣới đầy trƣớng, đại tiện táo, chất lƣỡi hồng ít
tân, rêu lƣỡi vàng nhớp ở gốc, mạch tế sác.
– Pháp điều trị: tƣ âm giáng hỏa.
– Bài thuốc: “ Tri bá địa hoàng thang”.
Thành phần:

Thục địa 15g Hoài sơn 12g Sơn thù 10g
Trạch tả 12g Đan bì 12g Bạch linh 12g
Tri mẫu 12g Hoàng bá 12g

Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
– Phân tích: trong bài thuốc trên thục địa, vị ngọt thuần âm, nhập kinh thận
để tƣ bổ thận, trấn tinh ích tuỷ. Sơn thù chua ấm, nhập kinh can, tƣ bổ can thận,
cố sáp tinh khí. Hoài sơn có tính vị ngọt bình, nhập tỳ kinh; có tác dụng kiện
tỳ bổ hƣ, sáp tinh cố thận, bổ hậu thiên chi bản để tăng cƣờng cho tiên thiên.
Thận là thuỷ tạng, thận hƣ làm thuỷ trọc tích trệ bên trong, nên dùng trạch tả để
lợi thấp tiết trọc, đồng thời đề phòng thục địa nê trệ làm biến tà. Âm hƣ không
khống chế đƣợc dƣơng, cho nên dùng đan bì để thanh tiết tƣớng hoả, đồng thời
làm giảm bớt tính ấm của sơn thù. Bạch linh có tác dụng thấm lợi tỳ thấp, giúp cho
trạch tả thanh trừ trọc khí ở thận, giúp cho hoài sơn kiện vận để tăng cƣờng tƣ bổ
hậu thiện chi bản. Tri mẫu, hoàng bá để thanh nhiệt giáng hoả.
– Gia giảm:
+ Nếu tiểu ít thì gia xa tiền tử 20g, quyết minh tử 15g.
+ Nếu kèm theo tiểu buốt, tiểu ra máu thì gia hoàng liên 15g, bạch mao căn 30g.
1.2.4. Trung khí hƣ hãm
– Lâm sàng: muốn đi tiểu nhƣng khó đi, nƣớc tiểu trong, số lƣợng ít, mệt mỏi,
ngại nói, hụt hơi, ăn uống kém, bụng dƣới trƣớng, trĩ, chất lƣỡi nhạt bệu, rêu lƣỡi
trắng mỏng, mạch tế nhƣợc hoặc nhu.
– Pháp điều trị: bổ trung cử hãm, thăng thanh giáng trọc.
– Bài thuốc: “Bổ trung ích khí thang” phối hợp “ Xuân trạch thang”.
Thành phần:

Hoàng kỳ 20g Cam thảo 10g Nhân sâm 06g
Thăng ma 12g Sài hồ 06g Trần bì 06g

 

Đƣơng quy 12g Bạch truật 12g Bạch linh 12g
Trƣ linh 12g Trạch tả 12g Quế chi 06g

– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên hoàng kỳ nhập kinh tỳ phế, một mặt
bổ trung ích khí, thăng dƣơng cử hãm, một mặt bổ phế thực vệ, cố biểu chỉ hãn.
Nhân sâm, bạch truật, cam thảo ngọt ấm bổ trung, phối hợp với hoàng kỳ để bổ
khí kiện tỳ. Khí hƣ lâu ngày, thƣờng tổn thƣơng đến huyết, cho nên phối hợp
đƣơng quy để dƣỡng huyết hòa doanh. Thanh dƣơng bất thăng làm trọc âm
không giáng, cho nên phối hợp trần bì để điều lý khí cơ, giúp cho khôi phục
thăng giáng làm cho chất thanh trọc đƣợc vận hành đúng đƣờng, đồng thời còn lý
khí hòa vị làm cho thuốc bổ mà không trệ. Sài hồ, thăng ma là vị nhẹ mà thăng
tán, phối hợp các vị ích khí để thăng đề trung khí hạ hãm. Bạch linh, trƣ linh,
trạch tả để tăng cƣờng thấm thấp kiện tỳ, phân thanh giáng trọc. Cam thảo điều
hòa vị thuốc.
– Gia giảm:
+ Nếu kiêm khí trệ, bụng tức đầy trƣớng thì gia chỉ thực 10g, mộc hƣơng, sa
nhân để hành khí tiêu trệ.
+ Nếu đi lỏng lâu ngày thì gia liên nhục 10g, kha tử 10g, nhục đậu khấu 10g
để tăng cƣờng sáp trƣờng chỉ tả.
+ Nếu phát sốt, bứt dứt thì gia hoàng bá 12g, sinh địa 12g để tăng cƣờng tiết
âm hỏa ở hạ tiêu.
1.2.5. Niệu đạo tắc trệ
– Lâm sàng: tiểu dầm dề, nhỏ từng giọt, hoặc tia nƣớc tiểu yếu nhỏ, hoặc tắc
hoàn toàn, bụng dƣới căng tức khó chịu, chất lƣỡi ám tím hoặc có ban ứ huyết,
mạch huyền hoạt sáp.
– Pháp điều trị: tán kết hành ứ,thông lợi thủy đạo.
– Bài thuốc: “ Đại để đƣơng hoàn” gia vị.
Thành phần:

Đại hoàng 120g Mang tiêu 20g Đào nhân 60 hạt
Quy vĩ 30g Sinh địa 30g Xuyên sơn giáp 30g
Quế nhục 30g

Các vị thuốc trên tán nhỏ, hoàn mật ong làm viên, uống 9g/1 lần, ngày 3 lần.
– Phân tích bài thuốc: trong bài thuốc trên thì quy vĩ, xuyên sơn giáp, đào
nhân, sinh địa có tác dụng hoạt huyết hóa ứ. Nhục quế có tác dụng hoạt huyết thông
kinh. Đại hoàng, mang tiêu có tác dụng tả hạ huyết ứ.

– Gia giảm:
+ Nếu đái máu thì gia tam thất 6g, hoàng cầm 12g để hóa ứ chỉ huyết.
+ Nếu khí huyết lƣỡng hƣ thì gia hoàng kỳ 30g, đan sâm 20g, quy thân 12g
để ích khí dƣỡng huyết.
+ Nếu có sỏi tiết niệu thì gia kim tiền thảo 30g, hải kim sa 15g, thạch vĩ 20g.
1.2.6. Thận dƣơng hƣ suy
– Lâm sàng: tiểu tiện không thông, hoặc tiểu nhỏ giọt, bài xuất nƣớc tiểu yếu,
sắc mặt trắng, thần sắc hƣ nhƣợc, đua lƣng mỏi gối, ngƣời lạnh, chân tay lạnh,
chất lƣỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch trầm trì.
– Pháp điều trị: ôn bổ thận dƣơng, hành khí lợi thủy.
– Bài thuốc: “Gia vị thận khí hoàn” (Tế sinh thận khí hoàn).
Thành phần:

Thục địa 15g Bạch linh 30g Trạch tả 30g
Sơn dƣợc 30g Sơn thù 30g Đan bì 30g
Quế nhục 15g Phụ tử 15g Ngƣu tất 15g
Xa tiền tử 30g

Các vị thuốc trên tán nhỏ, hoàn với mật ong; mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.
1.2.7. Can uất khí trệ
– Lâm sàng: tự nhiên tắc nƣớc tiểu, hoặc đi tiểu xong vẫn không thoải mái, dễ
cáu giận, bực bội, bứt dứt, ngực bụng đầy tức đau, rêu lƣỡi vàng mỏng hoặc
trắng mỏng, mạch huyền tế.
– Pháp điều trị: sơ can giải uất, tán kết thông lợi.
– Bài thuốc: “Sài hồ sơ can tán” phối hợp với “Trầm hƣơng tán”.
Thành phần:

Trần bì 06g Sài hồ 12g Xuyên khung 05g
Hƣơng phụ 12g Chỉ xác 10g Xích thƣợc 05g
Cam thảo 10g Trầm hƣơng 05g Đông quỳ tử 10g
Thạch vĩ 15g Hoạt thạch 20g Đƣơng quy 12g
Trần bì 10 Vƣơng bất lƣu hành 12g

– Phân tích: trong bài thuốc trên thì sài hồ, hƣơng phụ, trầm hƣơng, chỉ xác
có tác dụng lý khí sơ can giải uất, thăng giáng khí cơ. Xuyên khung, đƣơng quy,

xích thƣợc, vƣơng bất lƣu hành có tác dụng thông khí huyết ở hạ tiêu. Thạch vĩ,
đông quỳ tử, hoạt thạch, cam thảo có tác dụng thông lợi thủy đạo.
Nếu can uất hóa hỏa, bứt dứt, dễ cáu giận thì gia đan bì 12g, chi tử 12g, long
đởm thảo 15g để tăng cƣờng thanh nhiệt tả hỏa, giải độc trừ phiền.
1.3. PHƢƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC
1.3.1. Hào châm
– Phế nhiệt ủng trệ: châm tả bàng quang du, trung cực, khúc trì, liệt khuyết.
– Thấp nhiệt ủng trệ: châm tả bàng quang du, tam âm giao.
– Âm hƣ hỏa vƣợng: châm tả tam âm giao, thận du, thái xung.
– Trung khí hƣ hãm: châm bổ và cứu trung cực, bàng quang du, bách hội,
khí hải, túc tam lý.
– Thận hƣ: châm bổ trung cực, bàng quang du, thái khê.
– Can uất khí trệ: châm tả bàng quang du, trung cực, thái xung, chi câu,
dƣơng lăng tuyền.
– Niệu đạo tắc trệ: châm tả bàng quang du, tam âm giao, trung cực, huyết hải.
1.3.2. Điện châm
Châm duy đạo hƣớng mũi kim về khúc cốt, thời gian 20-30phút.
1.4. KẾT LUẬN
Phì đại lành tính tiền liệt tuyến là bệnh phổ biến thƣờng gặp ở nam giới,
bệnh phát triển mạn tính, tiền liệt tuyến ro dần, chèn ép vào cơ quan lân cận nhƣ
niệu đạo, bàng quang gây tiểu dắt, tiểu buốt và đi tiểu nhiều lần; nếu nặng có thể
gây bí đái, suy thận… đe dọa đến tính mạng ngƣời bệnh.
Tây y hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, khi bệnh tiến triển nặng thì
phải tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên thƣờng để lại nhiều bién chứng không
mong muốn.
Y học cổ truyền trên cơ cở biện chứng và phân thể điều trị, kết hợp dùng
thuốc và các biện pháp không dùng thuốc có hiệu quả nhất định.

mọi chi tiết xin lh Ths. Bs. Vũ Trí Linh 090679922 để được tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *